Thứ Năm, 1 tháng 2, 2024

Vị linh mục tiên phong quan sát hiện tượng sao Thủy đi qua Mặt trời

 

Vị linh mục tiên phong quan sát hiện tượng sao Thủy đi qua Mặt trời


Thần đồng xuất thân từ làng quê

Xuất thân từ gia đình nông dân, cha Pierre Gassendi (Gassend) là con trai của bà Françoise Fabry và ông Antoine Gassend. Ngài trải qua thời thơ ấu ở làng Champtercier, đông nam Pháp. Khi còn nhỏ, cậu bé Gassendi có vóc dáng gầy gò, yếu ớt nhưng vô cùng thích sách vở. Chú của cậu tên Thomas Fabry là cha sở của giáo xứ quê nhà, ngài dành nhiều thời gian dạy vỡ lòng cho cháu trai.

Thời điểm lên 7 tuổi, cậu bé Gassendi được xem là thần đồng và gia đình đã gửi con trai đến trường ở Digne, một thị trấn lớn hơn cách Champtercier khoảng 10 cây số. Tại đây, cậu bé được học tiếng Latinh và môn số học. Khi Gassendi mới 11 tuổi, Đức Giám mục của Digne vô cùng ấn tượng trước bài diễn thuyết bằng tiếng Latinh của cậu tại nhà thờ Champtercier và nói rằng “một ngày nào đó đứa trẻ này sẽ trở thành viên ngọc quý của thế kỷ”.

Champtercier - quê nhà của cha Gassendi


Năm 1607, cậu thiếu niên Gassendi rời trường trung học ở Digne và quay lại làng Champtercier trong 2 năm kế tiếp. Đến mùa thu năm 1609, chàng trai trẻ theo học ngành triết với người thầy là linh mục Philibert Fezaye ở Đại học Aix-en-Provence thuộc Provence của Pháp. Cậu sinh viên học xuất sắc đến mức cha Fesaye sẵn sàng đề nghị cậu đứng lớp khi mình đi vắng. Bốn năm sau, thầy Gassendi học về thần học và học thêm tiếng Hy Lạp, Do Thái.

Thầy Gassendi là hiệu trưởng của trường Digne từ tháng 4.1612 đến năm 1614. Ngài nhận bằng tiến sĩ thần học của Đại học Avignon vào năm 1614 và được truyền chức linh mục vào năm sau. Đến tháng 4.1615, cha Gassendi rời Provence đến Paris và ở đây đến tháng 11. Kế đến, ngài quay về Đại học Aix-en-Provence và dâng thánh lễ đầu tiên ở nhà thờ Digne vào năm 1616.

Năm 1617, cả hai vị trí trưởng khoa triết và khoa thần học của Đại học Aix-en-Provence đều trống chỗ. Cha Gassendi nhận được lời mời của cả hai khoa. Ngài tiếp nhận vai trò ở khoa triết trong khi nhường lại ghế trưởng khoa thần học cho người thầy cũ là cha Fesaye. Trong 6 năm làm việc ở Đại học Aix-en-Provence, cha gặp nhà thiên văn học Nicolas-Claude Fabri de Peiresc (1580-1637), người trở thành nhà bảo trợ tài chính cho vị linh mục suốt nhiều năm sau đó.

Sao Thủy đi qua Mặt trời năm 2006


Đường đến với thiên văn học

Năm 1610, ông Peiresc đã thành lập một đài thiên văn sau khi tham gia những buổi diễn thuyết của nhà thiên văn học nổi tiếng mọi thời đại Galileo Galilei. Cùng với nhân viên tên Joseph Gaultier, ông Peiresc đã trở thành hai người đầu tiên quan sát được tinh vân Orion vào năm 1610. Cha Gassendi nhanh chóng nắm bắt môn thiên văn học nhờ vào sự chỉ dẫn của ông Gaultier. Vì thế, ông Peiresc cũng tuyển mộ linh mục Gassendi tham gia dự án tính toán thời gian của 4 Mặt trăng xung quanh sao Mộc. Dựa trên ghi chép, bộ đôi Gassendi và Gaultier đã quan sát một sao chổi vào năm 1618, một hiện tượng nguyệt thực vào năm 1620, và nhật thực năm 1621.

Năm 1623, khi dòng Tên tiếp quản Đại học Aix-en-Provence, cha Gassendi rời trường. Sau khi từ Paris quay về Provence, vị linh mục viết thư cho Galileo để bày tỏ sự ủng hộ đối với quan điểm Trái đất xoay xung quanh Mặt trời. Đến năm 1631, cha Gassendi trở thành người đầu tiên quan sát một hành tinh đi qua Mặt trời, đó là sao Thủy. Tháng 12 cùng năm, cha quan sát hiện tượng sao Thủy đi qua Mặt trời. Ngài đã sử dụng kính viễn vọng nhằm chiếu Mặt trời lên giấy để có thể quan sát được hiện tượng này. Vị linh mục còn đo được đường kính Mặt trăng, thực hiện kết quả thí nghiệm ghi nhận sự tồn tại có thể của chân không.

Chuyên san Thiên văn học theo các giả thuyết của thế hệ trước và của Copernic và Tycho

Đến năm 1645, cha trở thành trưởng khoa toán Trường Hoàng Gia ở Paris nhờ vào sự giới thiệu của Đức Hồng y Armand Jean du Plessis de Richelieu - chính trị gia lỗi lạc của Pháp. Bên cạnh việc giảng dạy, vị linh mục tiếp tục thực hiện nhiều quan sát thiên văn, như nhật thực ngày 21.8.1645, hai đợt nguyệt thực lần lượt năm 1646 và 1647. Kết quả của những cuộc quan sát và những bài giảng của ngài được ghi chép và công bố trên chuyên san Institutio astronomica juxta hypotheseis tam veterum, quam Copernici et Tychonis (tạm dịch: Thiên văn học theo các giả thuyết của thế hệ trước và của Copernic và Tycho) vào năm 1647.

Sự đóng góp vĩ đại nhất của cha Gassendi ngoài lĩnh vực thiên văn chính là một lần nữa khơi dậy giải thuyết về nguyên tử. Theo đó, ngài cho rằng toàn bộ hiện tượng vật chất đều bắt nguồn từ chuyển động không thể phá hủy của các nguyên tử, và vị linh mục cũng giải thích được sự tồn tại của áp suất không khí.

Năm 1648, cha Gassendi từ chức ở Trường Hoàng Gia vì tình trạng sức khỏe kém. Sau gần 5 năm ở Provence, ngài quay về Paris năm 1653. Hai năm sau, cha được Chúa gọi về.


Cha Athanasius Kircher, danh nhân lỗi lạc thời Phục Hưng

 

Cha Athanasius Kircher, danh nhân lỗi lạc thời Phục Hưng

Linh mục và học giả dòng Tên Athanasius Kircher là nhà bác học của thế kỷ 17, nổi tiếng với kiến thức sâu rộng, và được xem là một trong những nhà khoa học có nhiều ảnh hưởng nhất của thời Phục Hưng.

Sinh ngày 2.5.1601 ở thị trấn Geisa (ngày nay thuộc Thuringia, Đức), cha Kircher học tiếng Hy Lạp và Do Thái cổ tại trường dòng Tên ở địa phương. Kế đến, ngài đến Paderborn, Cologne và Koblenz để học các ngành khoa học và nhân văn. Năm 1628, ở tuổi 27, ngài được truyền chức linh mục ở Mainz. Chiến tranh nổ ra ở Đức đã buộc vị linh mục phải rời nước và theo thời gian đến định cư ở Rome (Ý) vào năm 1634.


Vị Giêsu hữu uyên bác

Cha dành gần như cả cuộc đời còn lại ở Rome, và trở thành người tích lũy tri thức về khoa học và văn học đáng nể. Linh mục Kircher không những thu thập kiến thức từ khắp châu Âu mà còn thông qua mạng lưới rộng lớn của các nhà truyền giáo dòng Tên. Ngài đặc biệt quan tâm đến Ai Cập cổ đại và đôi khi còn được xem là nhà sáng lập ngành Ai Cập học vì những nỗ lực giải mã các chữ tượng hình và những hiện tượng liên quan khác.

Là nhà bác học nổi tiếng vào thời của mình, linh mục Kircher có phạm vi nghiên cứu rộng rãi, bao gồm địa chất học, thiên văn học, toán học, ngôn ngữ, y học và âm nhạc. Mỗi lĩnh vực đều thu hút sự quan tâm nhiệt thành của cha, và được vị linh mục người Đức áp dụng những biện pháp nghiên cứu khác nhau, từ học thuật truyền thống đến những thử nghiệm thót tim. Có lần, cha nhờ người đưa mình xuống miệng núi lửa Vesuvius ở vịnh Naple ngay sau khi núi lửa phun trào.

Một ví dụ khác được cha ghi lại trong 2 chương quyển Ars Magna Lucis et Umbrae (Nghệ thuật của ánh sáng và bóng tối) về cái gọi là phát quang sinh học. Theo đó, linh mục tiến hành thử nghiệm để xác định liệu chiết xuất từ đom đóm có thể dùng để thắp sáng các ngôi nhà hay không. Cha cũng là người chế tạo ra cây đàn Aeolian đầu tiên. Đây là nhạc cụ phổ biến vào cuối thế kỷ 18 và xuyên suốt thế kỷ 19.

Bản đồ thế giới do cha thực hiện với những ghi nhận đầu tiên về các dòng hải lưu


Suốt đời tận tụy tìm kiếm tri thức

Gần như cả cuộc đời kéo dài 78 năm, cha Kircher sống và làm việc 40 năm ở Đại học La Mã, nền tảng học thuật của dòng Tên. Tại đây, vị Giêsu hữu được công nhận là nhà bác học vĩ đại và thích khám phá, tìm tòi, cũng như thuộc số những nhà tư duy nổi tiếng và đa tài nhất của thế kỷ 17.

Cha viết khoảng 44 quyển sách, và hơn 2.000 bản thảo cũng như thư từ của ngài còn được bảo tồn đến ngày nay. Sách và bản thảo của cha chứa đầy những hình ảnh về đủ đề tài bí ẩn, từ obelisk (kiến trúc bút đá tháp), xác ướp, các đền thờ Aztec, những vị thần hoa sen, Brahmin, Phật giáo, núi lửa, hóa thạch, đến các thiết bị từ tính, đồng hồ hoa hướng dương, nhện tarantula, bản đồ về lục địa Atlantis huyền thoại…

Ảnh minh họa về hoạt động bên trong lòng đất theo sách của cha Kircher

Hầu như không có lĩnh vực nào đương thời mà vị linh mục chưa bắt tay tìm hiểu, nghiên cứu. Cha Kircher cũng tìm hiểu phần lớn những ngôn ngữ phổ biến, với độ am hiểu khác nhau. Những câu trả lời về thế giới mà ngài đang sống, quá khứ lẫn hiện tại, giúp vị linh mục người Đức trở thành người có uy tín rất lớn với công chúng và giới học giả cùng thời. Cha Kircher được so sánh với thiên tài Leonardo da Vinci và nhà bác học - linh mục dòng Tên Roger Joseph Boscovich vì mối quan tâm rộng khắp. Nỗ lực tìm kiếm tri thức đã giúp linh mục được công nhận danh hiệu “Bậc thầy của trăm môn nghệ thuật”.

Công trình của cha Athanasius Kircher

Dù nhiều người không công nhận phần lớn các đóng góp của vị linh mục dòng Tên vì chưa đủ tính thuyết phục khi được kiểm chứng bằng những biện pháp khác, cha Kircher vẫn được dành một vị trí trang trọng trong lịch sử tri thức nhân loại, nhờ vào các hoạt động nghiên cứu với số lượng hơn hẳn những người cùng thời. Bên cạnh đó, ngài còn thu thập một trong những bộ sưu tập lịch sử tự nhiên đầu tiên của thế giới. Sau thời gian dài được bảo tồn tại bảo tàng mang tên cha là Museo Kircheriano ở Rome, di sản quý giá này được chia lại cho nhiều viện nghiên cứu.

Trong vài thập niên gần đây, cộng đồng học giả bắt đầu một lần nữa quan tâm về cuộc đời và thành quả nghiên cứu của linh mục Kircher. Vị Giêsu hữu được người thời này gọi bằng những cái tên yêu quý, như “người của những kỳ quan”“nhà thông thái cuối cùng” (của thời Phục Hưng)...

Thí nghiệm về âm học của vị Giêsu hữu vào năm 1684

Vị linh mục mở ra ngành lịch sử tự nhiên của Canada

 

Vị linh mục mở ra ngành lịch sử tự nhiên của Canada

Từ sự tình cờ vào thuở nhỏ, cha Léon Abel Provancher đã say mê khám phá vạn vật và được vinh danh là người khởi đầu cho ngành lịch sử tự nhiên ở Canada.

Cha Léon Abel Provancher sinh ngày 10.3.1820 ở thị trấn Bécancour, thuộc tỉnh bang Quebec và qua đời ngày 23.31892 ở Cap-Rouge, cùng tỉnh bang. Bên cạnh sứ vụ của một linh mục cha chánh xứ, cha đã có nhiều đóng góp quan trọng cho khoa học và được vinh danh là “cha đẻ ngành lịch sử tự nhiên của Canada”.


Có duyên với học bổng và giải thưởng

Niềm đam mê về khoa học tự nhiên của vị linh mục bắt đầu manh nha trong những năm tháng thời thơ ấu, hay nói đúng hơn là từ lúc cậu bé Léon Abel Provancher nhìn thấy một vỏ sò hóa thạch được công nhân tìm được trong quá trình đào giếng. Sau đó, Provancher thích thú học tên của những loài thực vật. Năm 1834 (lúc 14 tuổi), cậu bé giành được học bổng, cho phép nhập học ở Tiểu Chủng viện Nicolet của Quebec. Thậm chí ở độ tuổi này, kiến thức liên quan lĩnh vực thực vật học và nông nghiệp của Provancher cũng đã mang về nhiều giải thưởng cho cậu suốt thời gian học tập tại đây.

Tiếp tục theo ơn gọi, đến năm 24 tuổi, tức vào năm 1844, vị chủng sinh trẻ được truyền chức linh mục. Trong vòng 4 năm kế tiếp, ngài đã phục vụ ở nhiều xứ đạo. Năm 1848, cha tiếp tục bắt tay vào lĩnh vực trồng trọt. Việc lui tới nhiều giáo xứ khác nhau cho phép vị linh mục nghiên cứu hệ thực vật và động vật của Canada. Tháng 9.1854, cha Provancher trở thành cha sở giáo xứ Saint Joachim, và ngài trải qua 8 năm tại đây, lâu hơn nhiều so với thời gian ở những giáo xứ trước đó. Cha đổ công sức bồi đắp cho giáo xứ Saint Joachim và thử nhiều cách để tìm ra những nguồn thu mới cho giáo dân.

Năm 1857, lấy bút danh Émilien Dupont, cha hoàn thành quyển Essai sur les insectes et les maladies qui affectent le blé (tạm dịch: Tiểu luận về các loài côn trùng và những bệnh ảnh hưởng đến lúa mì). Đây là quyển sách dùng để tham gia cuộc thi do chính phủ tài trợ với hy vọng có thể tìm ra giải pháp cho vấn đề liên quan đến một loại ruồi gây ảnh hưởng đến hoa màu của những người nông dân địa phương. Cha Provancher đoạt giải ba trong cuộc thi này.

Cha đích thân khám phá và mô tả hơn 1.000 loài trước đây chưa từng được biết đến


Nghiên cứu sâu về khoa học tự nhiên

Năm 1858 cha xuất bản Traité élémentaire de botanique (Chuyên luận cơ bản về thực vật học), quyển sách đầu tiên thuộc dạng này ở Canada. Sách được các viện giáo dục sử dụng cho công tác giảng dạy suốt nhiều năm, cho đến khi xuất hiện các quyển sách như Éléments de botanique et de physiologie végétale (Khái luận về thực vật học và sinh lý học thực vật) của Louis-Ovide Brunet (Quebec, 1870) và Cours élémentaire de botanique et Flore du Canada (Giáo trình cơ bản về thực vật và hệ thực vật của Canada) của Jean Moyen (Montreal, 1871). Năm 1861, vị linh mục hội ngộ ông Brunet, giáo sư ngành thực vật học của Đại học Laval, và cùng nhau, hai người thu thập các mẫu cây trên khắp lãnh thổ Canada. Đến thời điểm này, cha Provancher bắt đầu quan tâm đến những loài côn trùng ký sinh trong vườn nhà xứ. Thế là cha chuyển sang nghiên cứu ngành côn trùng học với ông William Couper, nhà côn trùng học người Mỹ và nhà tự nhiên học có ảnh hưởng lớn tại Canada vào nửa cuối thế kỷ 19. Thậm chí vị linh mục còn nhờ gởi sách từ New York và Washington đến Quebec để phục vụ cho việc học tập.

Năm 1862, cha Provancher rời giáo xứ Saint-Joachim và sang phục vụ ở giáo xứ Notre-Dame-de-Portneuf. Trước khi từ giã giáo xứ cũ, cha tạo nên vườn ươm dành cho cây ăn trái để làm hình mẫu cho nông dân địa phương, cũng như mang đến những sự trợ giúp khác. Cùng năm, cha công bố quyển sách tựa đề Le verger canadien (Vườn cây Canada), về hoa lan Canada và những thông tin cần thiết để nuôi trồng giống hoa này. Tiếp tục trong năm 1862, ngài nhận được khoản hỗ trợ tài chính từ chính phủ để hoàn thành công trình về các loài hoa của Canada. Năm 1868, cha Provancher phát hành chuyên san Le Naturaliste canadien (Nhà Tự nhiên học Canada) để tạo điều kiện cho các nhà khoa học chưa có tên tuổi công bố những phát hiện của họ, và từ đó khuyến khích những người nghiệp dư nghiên cứu về tự nhiên học.

Những năm sau, theo lời khuyên của Đức Tổng Giám mục Quebec, cha Provancher rời sứ vụ linh mục chánh xứ và tập trung vào việc nghiên cứu chuyên sâu về khoa học tự nhiên. Thế là cha di chuyển khắp Canada và lên đường đến Mỹ, châu Âu và Đất Thánh. Ngài tổ chức hai chuyến hành hương đến Jerusalem, với một chuyến do cha đích thân hướng dẫn.

Đến năm 1874, vị linh mục bắt đầu xuất bản Petite faune entomologique du Canada (Hệ động vật côn trùng của Canada), một dự án khổng lồ về nghiên cứu côn trùng nhỏ của Canada. Ban đầu công trình chỉ xuất hiện trên chuyên san Le Naturaliste canadien, và theo thời gian được hiệu đính, mở rộng và cuối cùng trở thành tuyển tập 3 quyển về mọi loài côn trùng từng được biết đến ở Canada vào thời điểm đó. Hệ động vật côn trùng của Canada trong một thời gian dài trở thành công trình có giá trị vô song về côn trùng học tại nước này.

Chính nhờ vào việc tìm hiểu và mô tả về bộ côn trùng bao gồm ong bắp cày và ong, cha Provencher mang đến sự đóng góp to lớn cho nỗ lực vì tiến bộ trong khoa học. Thay vì tổng hợp thông tin từ các nguồn khác như đã làm trước đây, ngài đích thân khám phá và mô tả hơn 1.000 loài trước đây chưa từng được biết đến. Một mình cha đã tìm được 1/10 các loài thuộc bộ cánh màng hiện được biết đến ở Canada. Nhờ vào sự đóng góp lớn lao cho khoa học, cha khẳng định được tên tuổi vững chắc và không thể thay thế được trong lịch sử ngành tự nhiên học của Canada.


Vị linh mục là chuyên gia về kiến

 

Vị linh mục là chuyên gia về kiến

Linh mục Wasmann là nhà khoa học thành danh, một trong những tiếng nói được nể trọng vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 về sự tương quan giữa thuyết tiến hóa và đức tin Công giáo. Chính nhờ vào sự ảnh hưởng của ngài, thuyết tiến hóa nhận được sự đồng thuận của cộng đồng Công giáo kéo dài cho đến ngày nay.


Niềm đam mê từ thuở bé

Cậu bé tên Erich Wasmann chào đời ở Tyrol (Áo) năm 1859, cũng là năm nhà vạn vật học Charles Darwin công bố quyển Nguồn gốc các loài (tên tiếng Anh Origin of Species). Cha ngài là Friedrich Wasmann, một họa sĩ, đã khuyến khích con trai từ nhỏ nuôi dưỡng mối quan tâm về các sinh vật. Khi Erich theo học trường trung học của dòng Tên (ở Feldkirch, Áo), các bạn cùng lớp đặt biệt danh cho cậu bé là “Carabus”, tức “Bọ đất”. Cũng tại ngôi trường này, Erich quyết định gia nhập dòng Tên khi lớn lên.

Tuy nhiên, dòng Tên từ năm 1872 đã bị trục xuất khỏi nước Đức vì cuộc đối đầu khốc liệt giữa một bên là Giáo hội Công giáo và bên còn lại là chính quyền Phổ. Vì thế, chàng thiếu niên Wasmann phải đến Hà Lan để có thể thực hiện giấc mơ trở thành một Giêsu hữu. Không may là vài năm sau, thầy Wasmann bị cảm nặng dẫn đến xuất huyết phổi nghiêm trọng. Đây là chứng bệnh khiến cơ thể tu sĩ trẻ bị suy yếu. Đó là lý do thầy không thể tiếp tục học môn thần học ở Anh như dự định mà thay vào đó tự học. Năm 1888, thầy Wasmann được truyền chức linh mục.

Trước đó, năm 1874, nhà bác học người Anh John Lubbock xuất bản quyển “Các loài kiến, ong và ong bắp cày” (tên tiếng Anh Ants, Bees, and Wasps) và phiên bản tiếng Đức được lên kệ năm 1883. Sự xuất hiện của quyển sách đã khơi dậy sự quan tâm mới về những loài côn trùng có quan hệ cộng đồng ở mức cao. Khi mới 25 tuổi, thầy Wasmann đã nhận được đề nghị đóng góp một số bài viết về đề tài trên cho một ấn bản định kỳ của dòng Tên.

Năm 1884, thầy bắt đầu nghiên cứu loài kiến, đầu tiên về môi trường sống tự nhiên trước khi chuyển sang kiến tạo những cộng đồng kiến nhân tạo. Sau khi trở thành linh mục, cha Wasmann tiếp tục xây dựng bộ sưu tập độc nhất vô nhị về loài kiến, và thành quả cuối cùng chính là hơn 1.000 loài kiến, 200 loài mối và 2.000 loài động vật ăn kiến. Trong cuộc đời mình, cha Wasmann phát hiện và mô tả 933 loài mới.


Nghiên cứu kiến và thuyết tiến hóa

Cha nghiên cứu sự tương tác giữa kiến trong cùng loài, cũng như giữa các loài kiến khác nhau, giữa kiến và động vật ăn kiến. Trong số các loài động vật ăn kiến, quan trọng nhất chính là những loài thuộc họ Cánh cộc (Staphylinidae, thuộc bộ cánh cứng). Ngài là người đầu tiên mô tả hiện tượng đến nay vẫn được biết đến với tên gọi “Wasmannian mimicry”, chỉ những loài động vật ăn kiến bắt chước những đặc điểm của con mồi, chẳng hạn như kích thước, hình dạng cơ thể, màu sắc hoặc cấu trúc vi mô trên bề mặt. Thông qua quá trình thích ứng, theo thời gian những loài động vật ăn kiến có bề ngoài tương đồng với loài kiến. Trong lúc nghiên cứu và rút ra các kết luận khoa học, cha Wasmann cảm thấy được sự hợp lý trong thuyết tiến hóa của Darwin. Vị linh mục đưa ra một thuật ngữ gọi là “sự chọn lọc hài hòa”, chỉ một dạng chọn lọc tự nhiên giữa các loài kiến và những loài tương quan.

Quan điểm của vị Giêsu hữu về thuyết tiến hóa và đức tin Công giáo chỉ được biết đến trong nhóm những nhà côn trùng học và những giáo dân có học thức. Tuy nhiên, điều này đã hoàn toàn thay đổi vào năm 1904, khi quyển Die moderne Biologie und die Entwicklungstheorie (tạm dịch: Sinh học hiện đại và lý thuyết của tiến hóa) của ngài thu hút sự chú ý của nhà sinh học nổi tiếng người Đức Ernst Haeckel. Bản thân ông Haeckel không hoàn toàn đồng ý với lập luận về thuyết tiến hóa của nhiều nhà khoa học Công giáo, trong đó có linh mục Wasmann. Vị linh mục là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ “tiến hóa hữu thần”, theo đó khẳng định lời dạy của Thiên Chúa tương thích với sự hiểu biết khoa học hiện đại về sự tiến hóa của thế giới sinh học. Tuy nhiên, chính nhờ sự tranh luận với ông Haeckel, quan điểm về thuyết tiến hóa của cha Wasmann được phổ biến rộng rãi.

Cha Wasmann qua đời một cách yên bình vào năm 1931, và được công nhận là một trong những chuyên gia nổi tiếng nhất về nghiên cứu thế giới côn trùng.

Nhà phát minh phiên bản máy fax đầu tiên

 

Nhà phát minh phiên bản máy fax đầu tiên

Đam mê môn điện tử và từ trường từ thuở nhỏ, cha Caselli không những tạo ra máy điện báo toàn năng mà còn giới thiệu với thế giới hệ thống máy fax thực tiễn đầu tiên. Ngài nắm giữ nhiều bằng sáng chế và ý tưởng công nghệ của ngài đã được người đời sau phát triển thành truyền hình sử dụng tín hiệu tương tự để truyền tải hình ảnh và âm thanh (TV analog) cũng như máy quay cầm tay.

Yêu thích khoa học từ bé

Cha Caselli chào đời ở thị trấn Siena (Ý) ngày 25.4.1815. Khi còn nhỏ, cậu bé Caselli đã được nhà vật lý Leopoldo Nobili dạy phụ đạo những môn như điện hóa, điện từ và từ trường. Quyết định theo ơn gọi, thầy Caselli được truyền chức linh mục năm 1836 trước khi trở thành sinh viên của Đại học Florence ở các ngành văn chương, lịch sử, khoa học và tôn giáo. Từ năm 1841-1848, vị linh mục chuyển đến sống ở Parma và làm gia sư cho các con trai của Bá tước Sanvitale ở đây.

Năm 1849, sau cuộc binh biến ở Parma, cha quay lại Florence và trở thành giáo sư vật lý tại đại học. Năm 1851, ngài sáng lập chuyên san kỹ thuật La Ricreazione với những bài viết giải thích về các vấn đề vật lý theo ngôn ngữ đời thường. Cha tiếp tục học về điện tử và từ trường. Từ năm 1855 đến 1861, vị linh mục phát minh chiếc máy điện báo toàn năng, tiền thân của máy fax.

Nhờ vào phát minh trên, cha được hoàng đế Napoleon III của Pháp trao Bắc đẩu Bội tinh. Các nhà khoa học và kỹ sư ở Paris bắt đầu thành lập Hiệp hội Điện báo toàn năng nhằm trao đổi ý tưởng về chiếc máy này và lắp đặt hệ thống thiết bị đồng bộ để gởi và nhận thông tin hiệu quả.


Máy điện báo toàn năng

Pantèlègraphlà từ ghép của pantograph, thiết bị sao chép những chữ tượng hình và các phác thảo, với telegraph, hệ thống điện tử gởi thông điệp từ nơi này đến nơi khác. Trong thời gian làm giáo sư của Đại học Florence, cha Caselli dành hầu hết thời gian nghiên cứu công nghệ truyền điện báo những nét phác thảo và chữ viết tay. Nhà phát minh Alexander Bain (Scotland) và nhà vật lý học Frederick Bakewell (Anh) cũng đồng thời nghiên cứu kỹ thuật này.

Trở ngại lớn vào thời đó chính là phải đạt được sự đồng bộ hoàn hảo giữa giai đoạn truyền và tiếp nhận. Cha Caselli đã phát triển dạng công nghệ điện hóa với cơ chế đồng bộ dựa trên đồng hồ, cho phép việc truyền và nhận dữ liệu hơn hẳn bất kỳ công nghệ nào mà hai chuyên gia Bain lẫn Bakewell từng thực hiện được.

Linh mục Caselli đã chế tạo nguyên mẫu đầu tiên của hệ thống vào năm 1856 và biểu diễn phát minh đột phá cho Leopold II, Đại Công tước xứ Tuscany. Vị công tước vô cùng ấn tượng với thiết bị của cha và quyết định tài trợ cho các cuộc thử nghiệm của ngài. Khi Leopold II không còn hào hứng tài trợ cho nỗ lực nghiên cứu, vị linh mục chuyển đến Paris để giới thiệu phát minh cho Hoàng đế Napoleon III. Vị hoàng đế lập tức trở thành người ủng hộ nhiệt thành cho dự án của cha Caselli. Từ năm 1857 đến năm 1861, nhờ vào sự dẫn dắt của nhà phát minh kiêm kỹ sư người Pháp Paul-Gustave Froment, cha Caselli hoàn thiện cỗ máy điện báo toàn năng và thiết bị đã có thể hoạt động được.

Năm 1860, hoàng đế Napoleon quyết định đưa thiết bị điện báo toàn năng của cha Caselli vào sử dụng trên thực tế. Cha không những tiếp cận được hệ thống điện báo của nước Pháp mà còn nhận được sự tài trợ từ hoàng đế nước này. Khi chạy thử, máy đã truyền tải thành công hình ảnh chữ ký của nhà soạn nhạc Gioacchino Rossinitừ Paris đến Amiens ở cách đó 140km. Năm 1863, cha Caselli tiếp tục thử nghiệm công nghệ mới, lần này thông qua khoảng cách 800km từ Paris đến Marseille, và cũng thành công.

Năm 1864, Pháp ban hành luật cho phép sử dụng máy điện báo toàn năng trong hệ thống điện báo của nước này. Một năm sau, tuyến Paris-Lyon được khai trương, trước khi mở rộng đến Marseille năm 1867. Cha Caselli đã phát minh hệ thống fax thương mại đầu tiên và khai sinh cái gọi là “tờ bìa fax”. Vị linh mục người Ý đã được cấp bằng sáng chế của châu Âu nhờ vào thiết bị này.

Anh quốc cũng mở tuyến thử nghiệm giữa London và Liverpool trong 4 tháng của năm 1863. Năm 1867, Hoàng đế Napoleon chỉ đạo mua thiết bị của cha Caselli để sử dụng truyền thông tin từ Paris đến Marseille. Sa hoàng Nga Alexander II cũng cho chạy thử dịch vụ này từ cung điện ở Saint Petersburg đến Moscow từ năm 1861-1865.

Tuy nhiên, bất chấp những thành công, thiết bị không được kịp thời cải tiến nên hoạt động chậm chạp, dẫn đến không hiệu quả theo thời gian. Cuối cùng, vị linh mục từ bỏ phát minh của mình và quay về Florence, nơi ngài qua đời năm 1891. Phải nhiều thập niên sau, ý tưởng của cha Caselli một lần nữa được phổ biến và tạo tiền đề cho chiếc máy fax thời hiện đại. Cũng xuất phát từ công nghệ trên, máy quay dùng trong phòng quay ra đời và kế đến là máy quay cầm tay.


Dòng Tên đi đầu trong việc khám phá bão tố

 

Dòng Tên đi đầu trong việc khám phá bão tố

Các vị Giêsu hữu là nhng ngườđầu tiên khám phá và gii mã tính cht vt lý ca hin tượng bão t.

Tháng 6 đánh dấu sự khởi đầu của mùa bão Đại Tây Dương ở Bắc Bán Cầu, kèm theo đó là một số nghiên cứu mới về những người đầu tiên khám phá tính chất vật lý của các cơn bão. Đó là các linh mục dòng Tên.


Giải thích hiện tượng “mắt bão”

Theo trang tin Aleteia, sự xoay tròn của một cơn bão đến từ cái gọi là Hiệu ứng Coriolis, xuất phát từ dạng hình cầu của Trái đất  s xoay quanh trc ca nóTrong khi Trái đất xoay gần như không tạo ra bất kỳ chuyển động nào ở hai cực bắc và nam, diễn biến ở vùng xích đạo lại hoàn toàn ngược lại, đạt tốc độ nhanh chóng mặt. Lý do chính là các điểm ở xích đạo hoàn tất vòng quanh trong vòng 24 giờ.

Việc bề mặt Trái đất thay đổi cùng với vĩ độ đồng nghĩa với thực tế không khí ào đổ v vùng áp sut khí quyn thp s b b cong thành hình tròn xung quanh vùng áp sut thđó. Kết quả là gió cứ xoay quanh khu vực áp suất thấp, tạo thành “mắt bão”.

Trước đó, giới khí tượng học từ lâu vẫn cho rằng nhà khí tượng kiêm vật lý học người Anh George Hadley (1685-1768) là người đầu tiên nghĩ ra hiệu ứng trên, dựa vào báo cáo ông viết năm 1735. Và phải đợi đến đầu thế kỷ 19, nhà vật lý kiêm toán học người Pháp Gaspard-Gustave de Coriolis mới trình bày thành công cơ chế toán học chi tiết của hiệu ứng mắt bão. Tuy nhiên, trên thực tế, các nhà khoa học dòng Tên li là nhng người tìm hiu và khám phá hing đó trước Hadley c thế k

Tu sĩ dòng Tên Guy Consolmagno, Giám đốc Đài Thiên văn Vatican, và học giả Christopher M. Graney đang làm việc ở đài gần đây công bố công trình nghiên cứu của các nhà khoa học dòng Tên v cơ chế mt bãoBáo cáo đượđăng ti trên chuyên san về lịch sử Giáo hội Công giáo The Catholic Historical Review, ấn bản đã có t 100 năm do Nhà xuất bản Đại học Công giáo Mỹ phát hành.


Phát hiện quan trọng

Thế kỷ 17, việc Trái đất có xoay quanh trc hay không là mt câu hi thu hút nhiều sự quan tâm. Nhà bác học Nicolaus Copernicus cho rằng có, và thuyết nhật tâm của ông, Trái đất xoay quanh Mặt trời cùng với các hành tinh khác như sao Kim, sao Hỏa. Thế nhưng, cảm giác chung của con người khi ấy là Trái đất vẫn đứng yên. Suy cho cùng, nếu một người sống gần xích đạo, việc Trái đất xoay quanh trục lẽ ra phải đẩy họ lao về phía trước với tốc độ 1.600 km/giờ. Vậy tại sao con người cảm thấy mình không hề dịch chuyển trong quá trình đó? Những người ủng hộ Copernicus tranh luận rằng chúng ta không thể phát hiện chuyển động của Trái đất vì tt c mi th đềđang cùng nhau di chuyển.

Sách của cha Claude François Milliet Dechales

Năm 1612, Galileo Galilei đã đạt được nhiều phát hiện trong quá trình quan sát bằng kính viễn vọng và thiên về thuyết nhật tâm của Copernicus. Cũng vào thế k 17, kh năng cao Trái đất xoay cũng được các linh mục Dòng Tên cân nhắc, trong đó có cha Christoph Scheiner, cha Giovanni Battista Riccioli và cha Claude François Milliet Dechales. Họ tìm cách phân tích chuyện gì xảy ra nếu Trái đất xoay. Các cha phát hiện, nếu đúng như vymọi thứ sẽ không di chuyển cùng nhau. Họ hiểu rằng đường xích đạo sẽ di chuyển nhanh hơn hai cực.

Các cha Scheiner, Riccioli và Dechales mỗi vị đều góp phn mình vào n lc tìm hiu cơ chế xoay quanh Trái đất, và thể hiện ý tưởng ca bản thân trong những quyển sách khác nhau. Sách của cha Scheiner xuất bản năm 1614, cha Riccioli năm 1651, cha Dechales năm 1674. Các vị linh mục không nghĩ đến việc không khí và gió chuyển động theo những hướng khác nhau, nhưng lại dùng hình tượng các quả đại bác được khai hỏa theo những hướng khác biệt.

Các vị linh mục dòng Tên tìm cách phân tích chuyện gì xảy ra nếu Trái đất xoay

Bằng cách đó, các vị Giêsu hữu đã tìm ra Hing Coriolis. Điu thú v là quan đim ca những vị linh mục cho rằng hiệu ứng trên chỉ tồn tại nếu Trái đất xoay. Đếđầu thế k 20, mt linh mc dòng Tên khác cũng tìm cách nghiên cu Hing Coriolis. Tên ca ngài là Johann Georg Hagen, cha cũng là tu sĩ dòng Tên đầu tiên tr thành Giám đốĐài Thiên văn Vatican. Cha phát triển những cuộc thí nghiệm mới và thiết kế những thiết bị mới để nghiên cứu hiệu ứng trên. Cha đã làm điđó  Vatican và xut bn sách để công b phát hin ca mình.

Vì thế, khi nghe đến bão tố và những cơn gió, hãy nghĩ về các cha Scheiner, Riccioli và Dechales. Họ đã suy ngẫm về tính chất vật lý đằng sau các cơn bão cách đây khoảng 400 năm và góp phn b sung vào kho tàng tri thc ca nhân loi v các hin tượng thiên nhiên.


Nữ bác sĩ Công giáo là tiên phong của chương trình chăm sóc giảm nhẹ toàn cầu

 

Nữ bác sĩ Công giáo là tiên phong của chương trình chăm sóc giảm nhẹ toàn cầu

Giáo sư bác sĩ Anne Merriman đã được đề cử giải Nobel Hòa bình sau khi cống hiến cả cuộc đời giúp đỡ người bệnh nan y ở châu Á và châu Phi.

Bác sĩ Merriman, người gốc ở TP Liverpool (Anh), nổi tiếng khắp thế giới nhờ vào công trình tiên phong cho phép nghiên cứu và áp dụng biện pháp chăm sóc giảm nhẹ cho những người bệnh đang gần kề cái chết. Thông qua chương trình này, những người bệnh quá nặng và y học không còn khả năng cứu chữa, có thể trải qua những ngày cuối cùng nhẹ nhàng và bình yên.


Tuổi thơ trải qua thế chiến II

Sinh năm 1935, bà Merriman lớn lên trong cảnh bom đạn và còi cảnh báo không kích trong các hầm trú ẩn ở Liverpool. Nhưng gia đình bà luôn tìm được sự an ủi nơi Chúa. “Mẹ dắt tôi đến nhà thờ và nói cho tôi nghe về Thiên Chúa. Tôi thật sự cảm thấy vô cùng gần gũi với Chúa Giêsu và thường trò chuyện với Người như một người thân thiết”, bà nhớ lại. Người mẹ cho con gái đọc quyển tạp chí tôn giáo về châu Phi, và khi cô bé nhìn thấy hình ảnh trên tạp chí, cô nói với mẹ mình: “Khi con lớn lên, con sẽ đến châu Phi chăm sóc những đứa trẻ bất hạnh”.

Khi Merriman mới lên 12, bà mất đi em trai Bernard vô cùng thân thiết vì cậu bé mắc căn bệnh u não. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm bà muốn học ngành y để chăm sóc những bệnh nhân đang đau khổ vì bệnh tật.

Bà Merriman tốt nghiệp Đại học Dublin năm 1963 và sau khi hoàn thành giai đoạn đầu tiên của chương trình đào tạo ở bệnh viện tại Drogheda (Ireland), bà đến Nigeria. “Tôi bị sốc văn hóa”, bà Merriman nhớ lại giai đoạn đầu khi đến quốc gia Tây Phi năm 1964: “Nơi tôi làm việc, khi một bé gái chào đời, một người đàn ông sẽ đến nơi trả tiền ‘mua vợ’ và có quyền đưa ‘vợ’ về nhà khi cô gái xuất hiện kỳ kinh nguyệt đầu tiên”.

Cũng tại Bệnh viện Thánh Luca ở Anua (đông nam Nigeria), bà Merriman có cơ hội mài giũa và rèn luyện những kỹ năng về phẫu thuật, sản khoa và nhi khoa, mà theo nữ bác sĩ đó là nơi tốt nhất để học hỏi. Thời gian làm việc ở Nigeria, Ireland và Anh trong lĩnh vực nhi khoa và y học nhiệt đới chiếm trọn thập niên đầu tiên của cuộc đời nghề nghiệp. Vị nữ bác sĩ cũng từng có thời gian gia nhập một dòng tu chuyên về lãnh vực y tế, tuy nhiên, theo thời gian, bà mong muốn mở rộng phạm vi hoạt động và khó có thể tiếp tục đời sống ở cộng đoàn nên đã xin xuất khỏi dòng: “Tôi quay về chăm sóc người mẹ bệnh tật và tìm công việc mới. Chúa Giêsu không bao giờ rời xa tôi vì tôi nhìn thấy hình ảnh của Ngài trong những bệnh nhân cao tuổi mà tôi chăm sóc”.


Sáng kiến chăm sóc giảm nhẹ

Năm 1979, bác sĩ Merriman tiếp quản khu chăm sóc lão khoa của Bệnh viện Whiston và Bệnh viện Thánh Helen ở Merseyside, Liverpool. Gần đó là Trung tâm Thánh Helen chuyên chăm sóc bệnh nhân điều trị nội trú dài hạn. “Thật kinh khủng vì đội ngũ nhân viên y tế ở đây không chấp nhận cái chết. Họ tiêm những liều kháng sinh cực mạnh cho bệnh nhân trong nỗ lực kéo dài sinh mệnh cho những người này. Tuy nhiên, biện pháp đó lại khiến các triệu chứng càng trở nên tồi tệ hơn”, bà kể lại.

Chứng kiến tình cảnh trên, bà Merriman quyết định phải làm điều gì đó để giúp đỡ các bệnh nhân khốn khổ này, khi y học đã bó tay, bệnh nhân cần được áp dụng những biện pháp để có thể sống dễ chịu trong những ngày tháng cuối đời. Sau khi trở thành giảng viên cấp cao ở Anh và giáo sư y khoa tại Malaysia và Singapore, năm 1984 bà giới thiệu dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ ở Singapore với sự trợ giúp của nhiều điều dưỡng tận tâm. Singapore cũng là nơi bác sĩ Merriman lần đầu tiên điều chế một dạng morphine đường uống phù hợp để bệnh nhân sử dụng tại nhà.

BS Merriman dành cả đời để chăm sóc những người khổ đau vì lâm trọng bệnh

Đây là “công thức” thay đổi hoàn toàn châu Phi. Bác sĩ Merriman đã nhận ra điều đó khi làm việc ở Nairobi (Kenya) vài năm sau. Năm 1989, bà gặp một thành viên quản lý Viện tế bần Nairobi và nữ bác sĩ trở thành giám đốc y tế đầu tiên của tổ chức này. Thông qua khảo sát, đội ngũ của bà lên danh sách 4 nước, trong đó có Uganda, để thiết lập mô hình thử nghiệm chăm sóc giảm nhẹ.

Viện tế bần Uganda châu Phi sáng lập năm 1993 với 3 thành viên và số tiền đủ vận hành trong 3 tháng. Kể từ đó đến nay, tổ chức đã chăm sóc ít nhất 26.000 bệnh nhân và đào tạo hơn 10.000 nhân viên y tế ở Uganda và những nước châu Phi khác. Bác sĩ Merriman dẫn chứng cuộc đời của Chúa Giêsu luôn hướng đến những người bị áp bức và bệnh tật. Đó cũng là tôn chỉ của dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ, mang đến sự thông cảm và lòng trắc ẩn. Nhờ vào morphine đường uống giá rẻ, hàng triệu người bệnh nặng ở châu Phi có thể trải qua những ngày cuối cùng một cách an bình và không đau đớn. Liệu trình một tuần chỉ vào khoảng 2 USD, cho phép nhiều bệnh nhân mắc ung thư và AIDS có thể tiếp cận dễ dàng hơn.

Năm 2014, bác sĩ Merriman được đề cử giải Nobel Hòa bình vì sự đóng góp không mệt mỏi cho những người phải chịu khổ đau.


Nhà hóa học NASA hoàn thành giấc mơ làm linh mục

 

Nhà hóa học NASA hoàn thành giấc mơ làm linh mục

Nhà hóa học Javier Fuentes của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã đào sâu đức tin trong quá trình nghiên cứu khoa học, và giờ đây chuyển sang một hướng đi cho phép bản thân cảm thấy được sống thực sự trọn vẹn.

Ngày 24.6 vừa qua, tại nhà thờ Chánh tòa Đức Maria Nữ Vương của Tổng Giáo phận Baltimore, bang Maryland (Mỹ), Đức Tổng Giám mục William E. Lori đã truyền chức linh mục cho 8 vị, trong đó có phó tế Fuentes.

Chuyên viên nghiên cứu môi trường sao Hỏa

Sau khi lấy bằng cử nhân khoa học, chuyên ngành hóa của Đại học Maryland ở College Park, chuyên gia Fuentes làm việc cho Trung tâm Bay Không gian Goddard, cụ thể là chuyên viên Phòng Thí nghiệm Môi trường hành tinh.Nhà khoa học trẻ tham gia một số sứ mệnh, bao gồm sứ mệnh triển khai tàu thăm dò Curiosity trên sao Hỏa. Trong sứ mệnh này, ông tiếp nhận và phân tích dữ liệu địa chất của hành tinh đỏ. Chuyên viên hóa học cũng phát hiện những dạng vật chất trên sao Hỏa có những nét tương đồng với trên Trái đất và xúc tiến hành các cuộc nghiên cứu nhằm so sánh sự tương quan của chúng.

Trong lúc làm việc ở Trung tâm Bay Không gian Goddard của NASA ở TP Greenbelt (bang Maryland, Mỹ), nhà hóa học Javier A. Fuentes Cabrera đã khẳng định được đức tin vào Thiên Chúa. Chẳng hạn, thuật toán đằng sau hiện tượng một hạt electron di chuyển xung quanh nhân của một nguyên tử diễn ra một cách vô cùng hoàn hảo. Chỉ cần chệch đi một phần ngàn, sự sống ắt hẳn đã không có cơ hội xuất hiện. “Rõ ràng có bàn tay can thiệp của Chúa”, cha Fuentes khẳng định với trang Catholic Review khi nhớ về những trải nghiệm của mình trong quá trình nghiên cứu khoa học.

Tàu thăm dò Curiosity trên sao Hỏa

Dù rất thích công việc ở Goddard, nhà khoa học người Mỹ gốc Puerto Rico lại không cảm thấy hoàn toàn thỏa mãn trong cuộc sống. Sau buổi trò chuyện với cha tuyên úy Jesús Muñoz của Lục quân Mỹ, cũng là người hướng dẫn tâm linh, là bạn bè và đồng đội, ông tham gia một chương trình về tâm lý học nhằm định hướng tương lai. Thông qua chuyến đi này, ông quyết định sẽ trở thành một linh mục.

“Phải thú nhận là tôi nhận được ơn gọi làm linh mục rất sớm”, cha Fuentes kể.Hạt giống ơn gọi đã được cấy vào tâm hồn Fuentes từ cách đây 2 thập niên, thời điểm ông vẫn còn là lễ sinh tại nhà thờ La Gruta de Lourdes ở Trujillo Alto, Puerto Rico, ngay sau khi được Rước lễ lần đầu. “Trong quá trình lớn lên và trưởng thành, tôi chứng kiến những gương linh mục vô cùng tốt đẹp, và đó là những người đã mang đến sự ảnh hưởng cho bản thân tôi. Tôi thấy được đời sống hân hoan và quan trọng mà họ theo đuổi, và tôi luôn ước muốn được như họ”, cha nhớ lại.

Lễ truyền chức cha Fuentes

Thời khắc bước ngoặt

Một trong những thời khắc bước ngoặt mà nhà hóa học Fuentes cảm nhận được sự hiện diện mạnh mẽ của Chúa, đó là khi bà của ông đang hấp hối vì căn bệnh ung thư. “Tôi nhớ rất rõ vị linh mục tên Pedro đã đến bệnh viện, có mặt cùng bà  chúng tôi trong nhng thi khc cui cùng. V linh mc không ch mang Chúa đến với phòng bệnh, mà còn mang chúng tôi đến với Chúa. Ai cũng  th hong lon vào nhng thi khc khó khăn đónhưng chính s hin din ca v linh mc đã mang chúng tôi xích gn vi nhau, cha Fuentes nhận xét.

Bất chấp phải liên tục di chuyển nơi ở trong suốt 27 năm vì là con cái của gia đình quân nhân, cha Fuentes đã tìm thấy Ngôi Nhà của mình trong Giáo hội. Sau khi người cha xuất ngũ, năm 2010, ông Fuentes đến giáo xứ St. Joseph-on-Carrollton Manor ở Buckeystown (bang Maryland) và tham gia nhiệt tình nhiều hoạt động đa dạng của xứ đạo, bao gồm ủng hộ bệnh nhân ung thư.

Nhà thờ Chánh tòa Đức Maria Nữ Vương

Quyết định đi theo ơn gọi, vị linh mục hy vọng có thể sử dụng kinh nghiệm của mình để đồng hành và an ui những gia đình quân nhân trong quá trình nhận nhiệm vụ, di chuyển đến nơi ở mới, và tìm kiếm một cộng đoàn Công giáo, đặc biệt là những người thuộc cộng đồng gốc Mỹ Latinh và Bồ Đào Nha (Hispanic). “Sứ vụ Hispanic luôn là một phần của cuộc đời tôi. Tôi yêu thích ý tưởng bắc cầu giữa các cộng đồng và mang sự sống động của văn hóa Hispanic đến vi Giáo hội”, cha cho biết.

Cha Fuentes hy vọng sẽ giống như những linh mục đi trước, đóng vai trò cầu nối mang tình yêu thương và lòng thương xót của Thiên Chúa đến cho mọi người, và mang con người đến với Chúa.