Thứ Tư, 21 tháng 2, 2024

Tổng hợp 7 lễ hội truyền thống An Giang đặc sắc, mang nhiều ý nghĩa

 

Tổng hợp 7 lễ hội truyền thống An Giang đặc sắc, mang nhiều ý nghĩa

An Giang có nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc mang nhiều ý nghĩa. Khám phá ngay 7 lễ hội truyền thống An Giang qua bài viết sau nhé!

Lễ hội truyền thống An Giang có nhiều phong tục, hoạt động đặc sắc, ý nghĩa thu hút rất nhiều khách du lịch mỗi năm. Mời bạn cùng tìm hiểu 7 lễ hội truyền thống An Giang sau có gì đặc biệt nhé!

1Lễ hội của dân tộc Khmer ở An Giang

Lễ Đôlta và hội đua bò Bảy Núi

Lễ Đôlta của đồng bào dân tộc Khmer là một trong những lễ hội quan trọng, diễn ra từ 29/8 đến ngày 1/9Lễ Đôlta có ý nghĩa như lễ Vu Lan của người Kinh, là dịp để mọi người tưởng nhớ, cầu phúc cho linh hồn của ông bà, tổ tiên.

Người Khmer sẽ lên chùa cúng chư tăng, dâng lễ cúng và cầu mong những điều may mắn cho gia đình. Lễ hội này còn gắn với hội đua bò bảy Núi đặc sắc, thu hút sự chú ý của người địa phương và du khách.

Lễ Đôlta Lễ Đôlta

Chol Chnam Thmay -  Lễ hội truyền thống An Giang

Lễ hội Chol Chnam Thmay được xem như ngày Tết của người Khmer. Lễ hội diễn ra theo lịch riêng của người dân tộc này, thường rơi vào khoảng 14/4 đến 16/4 dương lịch.

Vào những ngày đầu năm mới của người Khmer, họ sẽ mặc những bộ đồ truyền thống nhiều màu sắc, tắm nước thơm, quét dọn và mua sắm chuẩn bị đón Tết. Bên cạnh đó, người Khmer còn lên chùa cầu phúc, chơi các trò chơi dân gian như múa trống, thả diều, múa nến, đốt pháo thăng thiên, chơi đánh quay lửa...

Chol Chnam Thmay - Lễ hội truyền thống An GiangChol Chnam Thmay - Lễ hội truyền thống An Giang

2Lễ hội truyền thống An Giang của người Kinh

Lễ hội đình Châu Phú

Lễ hội đình Châu Phú được tổ chức từ 9/5 - 11/5 Âm lịch hằng năm. Lễ hội diễn ra tại đình thần Châu Phú, là nơi thờ Thành hoàng Nguyễn Hữu Cảnh. Ông là người đã có công khai hoang mảnh đát Nam Bộ.

Lễ hội đình Châu Phú vừa để ghi nhớ công ơn những người đã có công khai hoang vùng đất vừa cầu mong bình an, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Lễ hội đình Châu PhúLễ hội đình Châu Phú

Lễ hội miếu Bằng Lăng

Hằng năm, lễ hội miếu Bằng Lăng được tổ chức từ ngày 15/3 đến 16/3 âm lịch tại miếu Bằng Lăng. Lễ hội có quy mô không quá lớn những cũng là một nét văn hóa đặc sắc của vùng Chợ Vàm, An Giang.

Lễ hội miếu Bằng LăngLễ hội miếu Bằng Lăng

Lễ hội đền Bảo Sanh

Lễ hội đền Bảo Sanh là một lễ hội của xã Long Sơn, huyện Tân Phú, An Giang. Lễ được tổ chức vào ngày 15/1 Âm lịch. Người dân ở đây tôn thờ ông Lào Yá (hay Lão Gia) và tin ông là vị thần cứu giúp chúng sinh.

Lễ hội đền Bảo SanhLễ hội đền Bảo Sanh

Lễ hội Kỳ Yên tại đình thần Thoại Ngọc Hầu

Lễ hội Kỳ Yên diễn ra tại Đình Thoại Ngọc Hầu ở Thoại Sơn trong khoảng 3 ngày từ ngày 9/4 đến 11/4 âm lịch mỗi năm. Lễ hội là dịp tỏ lòng biết ơn và kính trọng của người dân An Giang đối với ông Thoại Ngọc Hầu và các danh thần, những người đã đóng góp vào việc đào kênh Vĩnh Tế, giúp cung cấp nước cho ruộng đồng và hỗ trợ người nông dân trong việc canh tác lúa nước.

Lễ hội truyền thống tại đình Thoại Ngọc Hầu bắt đầu bằng nghi thức rước bia tưởng niệm quanh đền. Sau đó, người đại diện tiếp tục các nghi thức như đọc thỉnh sắc thần, dâng hương, và thực hiện các buổi bái lạy. Sau phần lễ truyền thống, diễn ra phần hội với những tiết mục nghệ thuật độc đáo như múa lân sư rồng, hát bội, tạo nên không khí tưng bừng và náo nhiệt.

Lễ hội Kỳ Yên tại đình thần Thoại Ngọc HầuLễ hội Kỳ Yên tại đình thần Thoại Ngọc Hầu

Lễ hội miếu Bà Chúa Xứ núi Sam

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ Núi Sam là một trong những lễ hội quan trọng ở vùng đất Bảy Núi, thu hút đông đảo du khách từ khắp nơi đến tham gia dâng lễ và chiêm bái. Thời gian diễn ra lễ hội kéo dài từ ngày 22/4 đến ngày 27/4 theo âm lịch.

Trong khuôn khổ lễ hội, du khách sẽ được trải nghiệm những nghi thức truyền thống như lễ rước tượng Bà Chúa từ núi Sam về miếu, lễ tắm tượng Bà, lễ thỉnh sắc thần ông, lễ Túc Yết, lễ Chánh Tế, và lễ Hồi Sắc, được tổ chức một cách trang trọng. Hai ngày đầu tiên của lễ hội tập trung vào nghi lễ, trong khi hai ngày sau mang đến các hoạt động giải trí dân gian hấp dẫn, để mọi người có cơ hội tham gia vào không khí vui tươi của lễ hội.

Lễ hội miếu Bà Chúa Xứ núi SamLễ hội miếu Bà Chúa Xứ núi Sam

Lưu ngay 2 địa điểm du lịch Tân Hiệp (Kiên Giang) đáng trải nghiệm

 

Lưu ngay 2 địa điểm du lịch Tân Hiệp (Kiên Giang) đáng trải nghiệm

Tân Hiệp là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Kiên Giang. Cùng khám phá 2 địa điểm du lịch Tân Hiệp hấp dẫn, đẹp, nổi tiếng.

Tân Hiệp là một huyện có bề dày về lịch sử và tinh thần dân tộc cực kỳ lớn. Đây là nơi lưu giữ nhiều chiến tích cách mạng vẻ vang mà không thể nào xóa nhòa. Cùng Bách hóa XANH khám phá về 2 địa điểm du lịch Tân Hiệp nổi tiếng, hấp dẫn trong bài viết dưới đây nhé!

1 Tổng quan về Tân Hiệp

Tân Hiệp là một huyện nằm ở phía đông tỉnh Kiên Giang. Huyện có diện tích đất tự nhiên khoảng 41933 ha (trong đó 36.655 ha đất ruộng sản xuất lúa cao sản 2 vụ/năm, 1732,86 ha đất vườn) và hơn 31.060 hộ dân sinh sống.

Huyện Tân Hiệp có 11 đơn vị hành chính bao gồm 1 thị trấn và 10 xã. Cho đến nay, huyện Tân Hiệp vẫn không ngừng cố gắng để vươn lên tầm cao mới, chú trọng vào các giải pháp hiện đại để tổ chức sản xuất nền công nghiệp mới. Bắt đầu chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ và công nghiệp hóa. Bên cạnh sự nỗ lực phát triển không ngừng nghỉ, huyện Tân Hiệp vẫn ẩn chứa tiềm năng phát triển du lịch Kiên Giang cực kỳ lớn.

Tổng quan về Tân HiệpTổng quan về Tân Hiệp

2 2 địa điểm du lịch Tân Hiệp đẹp, nhất định phải ghé

Đền Hùng Quốc Tổ

Đền Hùng Quốc TổĐền Hùng Quốc Tổ

Đánh giá chất lượng: 4.5/5 (Đánh giá bởi Google)

Địa chỉ: Hùng Vương Đông Bình, khu phố, Tân Hiệp, Kiên Giang

Giá thành: Không có

Giờ mở cửa: Mở cả ngày

Số điện thoại: Không có

Facebook:
 Không có

Ưu điểm: Ý nghĩa văn hóa lịch sử lớn, cảnh quan tuyệt đẹp

Nhược điểm: Đông đúc vào dịp lễ tết

Đền Hùng Quốc Tổ chính thức được thành lập vào năm 1957 và là nơi thờ Vua Hùng đầu tiên ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Cho đến nay, ngôi đền đã hơn 60 năm tuổi, người dân nơi đây dựng nên để tưởng nhớ và biết ơn đến vị vua có công mở mang bờ cõi, hình thành đất nước. Trước ngôi đền là nơi thờ Bác Hồ, bên trong thờ các Vua Hùng và các vị minh quân khác. Năm 2004, Đền Hùng Quốc Tổ được UBND tỉnh Kiên Giang chứng nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh. Cho đến năm 2016, đền thờ đã được trùng tu, mở rộng và khánh thành vào đúng dịp giỗ tổ Hùng Vương.

Khung cảnh bao quát Đền Hùng Quốc Tổ tại Tân Hiệp, Kiên GiangKhung cảnh bao quát Đền Hùng Quốc Tổ tại Tân Hiệp, Kiên Giang

Sân Khấu Ca Nhạc Thành Lộc

Sân Khấu Ca Nhạc Thành LộcSân Khấu Ca Nhạc Thành Lộc

Đánh giá chất lượng: 5.0/5 (Đánh giá bởi Google)

Địa chỉ: TT. Tân Hiệp, Tân Hiệp, Kiên Giang

Giá thành: Không có

Giờ mở cửa: Đang cập nhật

Số điện thoại: 0877767606

Facebook: Không có

Ưu điểm: Khu vui chơi giải trí nghệ thuật

Nhược điểm: Chưa được biết đến nhiều

Sân Khấu Ca Nhạc Thành Lộc là một sân chơi kết hợp vừa nghệ thuật vừa giải trí cho tất cả mọi người tham gia. Đây là sân khấu do nghệ sĩ Ưu tú Thành Lộc lập ra với mục đích mang đến nhiều tác phẩm hay, giúp người xem cảm thấy được giải trí, thỏa mái sau những giờ làm việc áp lực, mệt mỏi.

Khung cảnh Sân Khấu Ca Nhạc Thành LộcKhung cảnh Sân Khấu Ca Nhạc Thành Lộc

2 Đặc sản huyện Tân Hiệp, Kiên Giang

Cơm tấm Tân HiệpCơm tấm Tân Hiệp

Cứ đến Tân Hiệp, bạn sẽ thấy rất nhiều quán cơm tấm, từ những hàng quán sang trọng cho đến quán vỉa hè bình dân. Trên mỗi dĩa cơm thơm sẽ mang bản sắc riêng tại vùng đất này như: Những miếng bì thơm ngon, thịt lụi nướng sắt nhỏ, mỡ hành tăng thêm vị béo cùng dưa chua giòn giòn. Đặc biệt, nước mắm nơi đây có mùi thơm đặc trưng, tổng hòa nên dĩa cơm tấm đậm đà hơn rất nhiều.

Trên đây là thông tin về địa điểm du lịch Tân Hiệp tỉnh Kiên Giang đáng trải nghiệm dành cho bạn. Bạn hãy lưu lại và ghé thăm Đền Hùng Quốc Tổ cũng như Sân Khấu Ca Nhạc Thành Lộc khi có dịp ghé qua Tân Hiệp nhé. Cùng đừng bỏ lỡ món cơm tấm chợ Tân Hiệp đặc trưng tại vùng đất này nha

Top 5 địa điểm du lịch Gò Quao (Kiên Giang) cho người mới

 

Top 5 địa điểm du lịch Gò Quao (Kiên Giang) cho người mới

Gò Quao là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Kiên Giang. Cùng khám phá 5 địa điểm du lịch Gò Quao hấp dẫn, đẹp, nổi tiếng.

Gò Quao là một huyện tại tỉnh Kiên Giang, Việt Nam, nằm ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Với vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ và những điểm du lịch hấp dẫn, Gò Quao đang trở thành điểm đến ngày càng thu hút du khách. Đối với những người mới đến vùng này, dưới đây là danh sách top 5 địa điểm du lịch nổi bật ở Gò Quao.

1 Tổng quan về Gò Quao

Gò Quao là một huyện nằm trong vùng sâu của tỉnh Kiên Giang, nơi đồng bào Khmer chiếm 31.29% dân số, với 10.441 hộ. Vùng đất này mang trong mình nét đẹp đa văn hóa và tôn giáo, với hầu hết đồng bào Khmer theo đạo Phật theo hệ phái Nam tông.

Cuộc sống của người dân Gò Quao đã từ bao đời qua đã gắn liền với những cánh đồng lúa bạt ngàn, những vườn khóm xanh tím và những vườn cây ăn trái trĩu quả. Đây là một vùng quê yên bình, nơi sự chân tình và nồng nhiệt của chính quyền địa phương, sự ân cần và mến khách của những nhà sư và những người nông dân tận tâm. Gò Quao được bao bọc bởi dòng sông Hậu và sông Cái Lớn hiền hòa, tạo nên một cảnh vật tuyệt đẹp và thanh bình.

Huyện Gò Quao là địa điểm mà những tín đồ du lịch đam mê trải nghiệm văn hoá Việt Nam không nên bỏ lỡ khi đến du lịch Kiên Giang. Nơi đây nổi tiếng là một vùng đất của lễ hội và nhiều văn hoá truyền thống của người dân Khmer cũng được chú trọng. Các lễ hội diễn ra hàng năm tại đây với những hoạt động sôi nổi như liên hoan văn nghệ dân tộc Khmer, thi làm giàn thủy lục đẹp và hội chợ thương mại. Ngoài ra, cũng có các giải đua thi đấu thể thao như giải đua thuyền rồng, đua ghe ngo nam, giải Taekwondo, giải bóng đá, bóng chuyền và đua xuồng ba lá... Tất cả những hoạt động này thu hút sự tò mò và quan tâm của du khách.

Tổng quan về Gò QuaoTổng quan về Gò Quao

2 5 địa điểm du lịch Gò Quao đẹp, nhất định phải ghé

Chùa Bửu Quang

Chùa Bửu QuangChùa Bửu Quang

Đánh giá chất lượng: 4.5/5 (Đánh giá bởi Google)

Địa chỉ: Vĩnh Hoà Hưng Nam, Gò Quao, Kiên Giang.

Giá thành: Miễn phí

Giờ mở cửa: Mở cửa cả ngày

Số điện thoại: Không có

Facebook: Không có

Ưu điểm: Địa điểm tham quan lý tưởng, vẻ đẹp trang nghiêm, không gian rộng rãi, thanh tịnh

Nhược điểm: Thường đông đúc những dịp lễ tết

Chùa Bửu Quang nằm tại xã Vĩnh Hòa Hưng Nam, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang. Nơi đây được biết đến với vẻ đẹp trang trọng của kiến trúc và sự tinh xảo trong điêu khắc của những bức tượng, tạo nên vẻ đẹp đoan trang và uy nghiêm của các đức Phật và chư vị Bồ tát.

Ngay từ khi bước vào, bạn sẽ được chào đón bởi một quảng trường rộng lớn với hai hàng tượng Bồ tát đứng và tọa đài sen. Bức tượng của Quan Thế Âm Bồ Tát đứng một bên trước chánh điện với vẻ ung dung và đoan trang đầy trìu mến.

Chánh điện của chùa cũng rất rộng rãi và được trang trí để thờ phụng Đức Phật Thích Ca cùng các vị Bồ tát, tạo nên không gian trang nghiêm và tôn kính. Bạn cũng có thể tìm thấy nhiều bức tượng hiện diện khắp nơi trong khuôn viên chùa, tạo nên một không gian hậu diện đẹp mắt.

Ngoài ra, cảnh quan xung quanh chùa Bửu Quang cũng mang đến cảm giác thanh tịnh, an nhàn và ấm cúng, tạo điều kiện thuận lợi cho các phật tử và gia đình tham quan, viếng thăm Phật và tìm kiếm sự bình an trong tâm hồn.

Chùa Bửu QuangChùa Bửu Quang

Chùa Sóc Ven Mới

Chùa Sóc Ven MớiChùa Sóc Ven Mới

Đánh giá chất lượng: 4.3/5 (Đánh giá bởi Google)

Địa chỉ: TT. Gò Quao, Gò Quao, Kiên Giang,.

Giá thành: Miễn phí

Giờ mở cửa: Mở cửa cả ngày

Số điện thoại: Không có

Facebook: Không có

Ưu điểm: Địa điểm tham quan lý tưởng, lối kiến trúc độc đáo mang màu sắc sặc sỡ, nơi diễn ra nhiều hoạt động văn hoá đặc trưng.

Nhược điểm: Thường đông đúc người tham gia mỗi dịp Lễ lớn

Chùa Sóc Ven Mới là một trong những ngôi chùa nổi tiếng tại tỉnh Gò Quao, Kiên Giang. Tương tự như các ngôi chùa Kiên Giang khác thuộc Phật giáo Nam tông, từ lối cổng vào, bạn sẽ ngay lập tức chú ý đến những khối kiến trúc độc đáo mang màu sắc sặc sỡ và bắt mắt. Bên ngoài ngôi chùa, có những biểu tượng như rắn Naga, nữ thần Keynor, chim thần Krud và chằn tinh Yeak... mang đậm nét văn hóa truyền thống của người Khmer.

Trong chánh điện, các nghệ nhân đã khắc họa tượng Phật trong tư thế thiền định, tạo nên một không gian trang nghiêm và thanh tịnh. Các bức tường bên trong được trang trí bằng những hình ảnh phù điêu và họa tiết sống động như chim thần Garuda, nữ thần Kaynor... với ý nghĩa bảo vệ và phù trợ cho chùa.

Trải qua hơn 66 năm hình thành và phát triển, chùa Sóc Ven Mới luôn là nơi linh thiêng của cộng đồng Phật tử gần xa. Đại đức Danh Hạnh, Trụ trì chùa, cho biết: "Lễ khánh thành chánh điện chùa Sóc Ven Mới thực sự là một niềm vui và hạnh phúc đối với chúng tôi. Không chỉ có Phật tử người Khmer, mà cả người Kinh và người Hoa đều đến chia sẻ niềm thiêng liêng này, góp phần thắt chặt tình đoàn kết và giao thoa văn hóa giữa ba dân tộc anh em".

Chùa Sóc Ven MớiChùa Sóc Ven Mới

Chùa Thanh Gia

Chùa Thanh GiaChùa Thanh Gia

Đánh giá chất lượng: 3.8/5 (Đánh giá bởi Google)

Địa chỉ: Định Hoà, Gò Quao, Kiên Giang.

Giá thành: Miễn phí

Giờ mở cửa: Mở cửa cả ngày

Số điện thoại: Không có

Facebook: Không có

Ưu điểm: Địa điểm sinh hoạt tôn giáo và văn hoá cộng đồng của người dân Khmer

Nhược điểm: Chưa được khai thác tiềm năng du lịch

Chùa Thanh Gia, hay còn được gọi là chùa Đường Xuồng Mới (Duong Ley SìRìVanSa), nằm tại ấp Hòa Thanh, xã Định Hòa, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang. Đây là một ngôi chùa nổi tiếng được nhiều người biết đến.

Chùa Thanh Gia được thành lập vào khoảng năm 1910 bởi cụ ông Kom Chhun và cộng đồng người dân trong khu vực, trên một diện tích đất rộng hơn 2ha. Trong suốt 110 năm qua, chùa đã trải qua nhiều biến cố của thời gian, từ việc bị tàn phá đến việc phục dựng lại nhiều lần.

Tương tự như nhiều ngôi chùa Khmer khác ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, chùa Thanh Gia được người dân địa phương coi là trung tâm sinh hoạt tôn giáo và văn hóa cộng đồng. Trên một khuôn viên rộng lớn, chùa được bao quanh bởi những hàng cây cổ thụ như cây sao và cây dầu. Đất đai này cũng là nơi chim đậu, và hàng trăm đàn cò từ khắp nơi cũng bay về đây để sinh sống. Chúng xây tổ, đẻ trứng và coi chùa là nơi an toàn để cư trú.

Chùa Thanh Gia, huyện Gò QuaoChùa Thanh Gia, huyện Gò Quao

Chùa Thúy Liễu

Chùa Thúy LiễuChùa Thúy Liễu

Đánh giá chất lượng: 4.3/5 (Đánh giá bởi Google)

Địa chỉ: Thủy Liễu, Gò Quao, Kiên Giang.

Giá thành: Miễn phí

Giờ mở cửa: Mở cửa cả ngày

Số điện thoại: Không có

Facebook: Chùa Thúy Liễu

Ưu điểm: Địa điểm tham quan lý tưởng, kiến trúc thiết kế đặc trưng, nhiều hoạt động lễ hội đặc sắc

Nhược điểm: Thường đông khách mỗi dịp lễ lớn

Chùa Thnol Chum, hay còn được gọi là chùa Thủy Liễu, là một trong những ngôi chùa lâu đời của cộng đồng người Khmer tại tỉnh Kiên Giang. Ngôi chùa này được thành lập từ năm 1565 và đã trải qua 26 đời trụ trì. Chùa Thủy Liễu đã đồng hành và gắn bó với sự phát triển của đất nước, trở thành một điểm đến quan trọng trong các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm và bảo vệ tổ quốc.

Khi đến tham quan chùa Thủy Liễu, bạn sẽ được chiêm ngưỡng phong cách kiến trúc truyền thống đặc trưng, với thiết kế tỉ mỉ và những họa tiết Phật giáo kết hợp với đường nét hoa văn tinh tế của người Khmer. Chùa Thủy Liễu cũng là một trung tâm văn hóa và tôn giáo hàng đầu trong khu vực. Nếu bạn ghé thăm vào những dịp lễ, Tết, bạn sẽ có cơ hội tham gia vào các hoạt động lễ hội đặc sắc và những hoạt động thiện nguyện ý nghĩa.

Chùa Thúy LiễuChùa Thúy Liễu

Chùa Cà Nhung

Chùa Cà NhungChùa Cà Nhung

Đánh giá chất lượng: 4.5/5 (Đánh giá bởi Google)

Địa chỉ: Định Hoà, Gò Quao, Kiên Giang .

Giá thành: Miễn phí

Giờ mở cửa: Mở cửa cả ngày

Số điện thoại: 02973826471

Facebook: Không có

Ưu điểm: Trung tâm văn hoá, tín ngưỡng và giáo dục văn hoá của người Khmer, kiến trúc tôn giáo có giá trị thẩm mỹ cao

Nhược điểm: Những ngày Lễ, Tết thường đông khách

Chùa Siriganga Cà Nhung được thành lập vào ngày 20/06/1790 và thuộc hệ phái Nam Tông Khmer (Theravada). Đại đức TĂNG ÓK cùng với các phật tử địa phương đã đóng góp công sức để thành lập ngôi chùa này.

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, chùa Siriganga Cà Nhung đã trở thành nơi nuôi dưỡng và chứa chấp các Cách mạng, cũng như tập hợp và khích lệ thanh thiếu niên đứng lên chống lại kẻ thù. Ngày nay, chùa Cà Nhung đóng vai trò quan trọng trong việc hướng nghiệp và dạy nghề cho nhiều thanh niên con em của cộng đồng Khmer trong khu vực.

Chùa Siriganga Cà Nhung được coi là một tác phẩm kiến trúc tôn giáo có giá trị thẩm mỹ, thể hiện đặc trưng văn hóa truyền thống của người Khmer Nam bộ nói chung và Kiên Giang nói riêng. Ngôi chùa này tập hợp một cách toàn diện các yếu tố kiến trúc, kết hợp chặt chẽ và tương trợ lẫn nhau để tạo nên một thể thống nhất. Chùa không chỉ là trung tâm tín ngưỡng và giáo dục văn hóa của người Khmer, mà còn trở thành điểm sinh hoạt văn hóa cộng đồng cho cư dân địa phương.

Chùa Cà NhungChùa Cà Nhung

Vừa rồi là top 5 địa điểm du lịch nổi bật ở Gò Quao, Kiên Giang, dành cho những người mới đến. Hãy lên kế hoạch và khám phá những địa điểm thú vị này để có một chuyến du lịch đáng nhớ.

Điểm danh 6 địa điểm du lịch Vĩnh Châu (Sóc Trăng) nên khám phá

 

Điểm danh 6 địa điểm du lịch Vĩnh Châu (Sóc Trăng) nên khám phá

Vĩnh Châu là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Sóc Trăng. Cùng khám phá 6 địa điểm du lịch Vĩnh Châu hấp dẫn, đẹp, nổi tiếng.

Thị xã Vĩnh Châu không chỉ thu hút du khách ghé thăm vì bờ biển cát trắng mà còn đến từ các trải nghiệm tuyệt vời mà nơi này mang lại. Cùng tìm hiểu 6 địa điểm du lịch Vĩnh Châu hấp dẫn, đẹp, nổi tiếng trong bài viết dưới đây.

1 Tổng quan về Vĩnh Châu

Tổng quan về Vĩnh ChâuTổng quan về Vĩnh Châu

Thị xã Vĩnh Châu nằm ở ven biển, phía đông nam tỉnh Sóc Trăng với diện tích khoảng 471km². Điểm đến này cách trung tâm thành phố Sóc Trăng chỉ khoảng 38km.

Đến với Vĩnh Châu, bạn không chỉ được dạo chơi trên nền cát trắng, cảm nhận làn gió mát từ biển cả mà bạn còn được trải nghiệm các lễ hội tâm linh cùng sự giao lưu văn hóa của 3 dân tộc Kinh, Hoa và Khmer.

Vì thế, nếu như đến du lịch Sóc Trăng mà vẫn còn băn khoăn chưa biết nên đến thăm nơi nào thì hãy nhanh chân đến với thị xã Vĩnh Châu nhé!

2 6 địa điểm du lịch Vĩnh Châu đẹp, nhất định phải ghé

Khu du lịch sinh thái Hồ Bể

Khu du lịch sinh thái Hồ BểKhu du lịch sinh thái Hồ Bể

Đánh giá chất lượng: 3.8/5 (Đánh giá bởi Google)

Địa chỉ: Vĩnh Hải, Vĩnh Châu, Sóc Trăng

Giá thành: Đang cập nhật

Giờ mở cửa: Mở cửa cả ngày (Thường đông khách từ 13h00 - 15h00)

Số điện thoại: 0584293380

Facebook:
 Không có

Ưu điểm: Mát mẻ, cảnh biển đẹp, yên tĩnh .

Nhược điểm:
 Ven biển nhiều gạch đá, rác do du khách vứt lại.

Nhắc đến những địa điểm du lịch Vĩnh Châu nhất định phải ghé không thể không kể đến khu du lịch sinh thái Hồ Bể. Còn gì tuyệt vời hơn khi trải qua kì nghỉ của mình với bờ cát trắng, biển xanh, làn gió mát và bầu không khí yên bình? Bên cạnh đó, vì nơi này vẫn chưa được tập trung khai thác về du lịch nên sẽ sở hữu vẻ đẹp tự nhiên, hoang sơ ấn tượng mà hiếm bờ biển nào hiện nay có được. Xung quanh còn có những điểm ăn uống nhỏ với giá thành phải chăng.

Chùa Quan Âm Đông Hải

Chùa Quan Âm Đông HảiChùa Quan Âm Đông Hải

Đánh giá chất lượng: 4.4/5 (Đánh giá bởi Google)

Địa chỉ: Vĩnh Hải, Vĩnh Châu, Sóc Trăng

Giá thành: Miễn phí vào cửa

Giờ mở cửa: 04h30 - 21h00

Số điện thoại: 0909992207

Facebook:  Chùa Quan Âm Đông Hải - Sóc Trăng

Ưu điểm: Yên tĩnh, thoáng mát, trang nghiêm.

Nhược điểm: Những dịp lễ hội rất đông khách hành hương.

Chùa Quan Âm Đông Hải là một trong các tu viện chi nhánh của chùa Giác Ngộ. Công trình xây dựng Chánh điện và Tăng xá chùa Quan Âm Đông Hải được khởi công vào ngày 29/12/2019.

Công trình chùa Quan Âm Đông Hải bao gồm cổng tam quan, Chính điện, giảng đường, nhà tổ, tăng xá, 6 tòa Phật tử, tượng Quan m cao 40m, hơn 150 tượng đồng và đá cao 1.6 - 3m. Nơi đây sẽ là nơi diễn ra các lớp học về Phật pháp, các khóa tu, thực tập tỉnh thức,...

Chùa Cà Săng

Chùa Cà SăngChùa Cà Săng

Đánh giá chất lượng: 4.6/5 (Đánh giá bởi Google)

Địa chỉ: Cà săng, Vĩnh Châu, Sóc Trăng

Giá thành: Miễn phí vào cửa

Giờ mở cửa: Đang cập nhật

Số điện thoại: Đang cập nhật

Facebook: Không có

Ưu điểm: Thanh tịnh, an bình, trang nghiêm.

Nhược điểm: Đang cập nhật.

Cà Săng là cái tên người dân dùng để gọi ngôi chùa này. Pháp danh chính thức của ngôi chùa là Sêrây Cro Săng, nghĩa là "Ánh bình minh của cây bần thăng". Ngôi chùa được khởi công xây dựng vào năm 1775 với các vật liệu sẵn có như gỗ, lá,... Sau này được trùng tu nhờ vào sự góp sức của bà con.

Từ đó, chùa trông khang trang và hoành tráng hơn, trở thành nơi tổ chức các lễ nghi tôn giáo. Bên cạnh đó, vào giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước chùa Cà Săng còn là nơi nuôi chứa cán bộ hoạt động cách mạng.

Đồng thời cũng góp phần vào các phong trào đấu tranh của người Khmer trước sự đàn áp của chính quyền tay sai thời Mỹ Diệm. Vào ngày 12/5/2004, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng đã công nhận chùa Cà Săng là Di tích Lịch sử cách mạng cấp tỉnh để tôn vinh và ghi nhớ những đóng góp của chùa trong lịch sử.

Chùa Serey Kandal

Chùa Serey KandalChùa Serey Kandal

Đánh giá chất lượng: 4.2/5 (Đánh giá bởi Google)

Địa chỉ: Nam Sông Hậu, Vĩnh phước, Vĩnh Châu, Sóc Trăng

Giá thành: Miễn phí vào cửa

Giờ mở cửa: 09h00 - 17h00

Số điện thoại: 0344924886

Facebook: Chùa Serey Kandal វត្តសិរីកណ្តាល

Ưu điểm: Tôn nghiêm, kiến trúc độc đáo.

Nhược điểm: Đang cập nhật.

Chùa Serey Kandal đã không còn quá xa lạ với người dân địa phương vì nơi đây là nơi sinh hoạt văn hóa, biểu diễn tiết mục văn nghệ, thi đấu thể thao vào những ngày lễ hội của đồng bào Khmer nói riêng và người dân bản địa nói chung.

Chùa mang kiến trúc đậm chất Khmer với các chóp nhọn, họa tiết tinh xảo cùng màu sắc nổi bật. Hằng năm chùa Serey Kandal còn tổ chức các hoạt động nhân đạo, từ thiện xã hội,...

Thiên Hậu Cổ Miếu

Thiên Hậu Cổ MiếuThiên Hậu Cổ Miếu

Đánh giá chất lượng: 4.5/5 (Đánh giá bởi Google)

Địa chỉ: Đường Trần Hưng Đạo, khóm 4, phường 1, thị xã Vĩnh Châu, Sóc Trăng

Giá thành: Miễn phí vào cửa

Giờ mở cửa: 07h00 - 04h00

Số điện thoại: Không có

Facebook: Không có

Ưu điểm: Kiến trúc đẹp mắt, trang nghiêm, yên tĩnh.

Nhược điểm: Vào những dịp lễ hội rất đông khách hành hương.

Thiên Hậu Cổ Miếu còn được gọi bằng những cái tên như Miếu Bà Thiên Hậu Sóc Trăng, Chùa Bà Thiên Hậu. Đây là ngôi miếu có lịch sử lâu đời nhất của người Hoa ở Vĩnh Châu.

Cổ miếu được xây dựng vào năm 1891 bởi những người Hoa sinh sống tại địa phương.

Ban đầu, nơi này chỉ là ngôi miếu nhỏ, sau này được tu sửa lại như hiện tại với nền miếu được nâng lên 1,8m với toàn bộ cột bằng gỗ nguyên khối, đà kèo chạm trổ hoa văn tinh xảo mà không làm mất đi đường nét cổ kính của ngôi miếu.

Vườn Nhãn Xuồng Vĩnh Châu

Vườn Nhãn Xuồng Vĩnh ChâuVườn Nhãn Xuồng Vĩnh Châu

Đánh giá chất lượng: Đang cập nhật

Địa chỉ: Khóm biển trên, Sóc Trăng

Giá thành: Đang cập nhật

Giờ mở cửa: 09h00 - 17h00

Số điện thoại: 0934948782

Facebook: Không có

Ưu điểm: Vườn rộng, mát mẻ, nhãn ngọt thanh.

Nhược điểm: Đang cập nhật.

Đến với các tỉnh miền Tây mà không ghé thăm các vườn trái cây thì quả là thiếu sót lớn. Vườn Nhãn Xuồng Vĩnh Châu có quy mô lớn vô cùng ấn tượng, chủ yếu là giống nhãn xuồng cơm vàng với trái tròn đều, vàng nhạt đẹp mắt cùng vị ngọt thanh. Đến với nơi này, ngoài việc được thưởng thức hương vị thơm ngon của nhãn xuồng, bạn còn có thể chụp ảnh check in để lưu lại kỷ niệm đẹp cho chuyến đi.

Với 6 địa điểm du lịch tại Vĩnh Châu (Sóc Trăng) được nhắc đến trong bài viết trên, hy vọng đã giúp bạn tìm hiểu thêm nhiều địa điểm thú vị cho chuyến du lịch của mình. Theo dõi Bách Hóa XANH để khám phá thêm nhiều thông tin hay ho nhé!