Thứ Ba, 20 tháng 2, 2024

Ngôi đền kính Thánh Cả Giuse giữa lòng Sài Gòn

 Ngôi đền kính Thánh Cả Giuse giữa lòng Sài Gòn

69 Trường Chinh, phường 12, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh

Ngôi đền nằm trong Không gian yên bình tại số 69 đường Trường Chinh, phường 12, quận Tân Bình, gần ngã tư Bảy Hiền, Ðền Công Chính Thánh Giuse nằm khuất sau những dãy nhà bề thế bao quanh. Qua cánh cổng Tam quan, đập vào mắt mọi người là một ngôi đền được xây theo kiểu phương đình với những đường nét kiến trúc Việt truyền thống. Ngoài đền chính, trong khuôn viên còn có một quần thể kiến trúc được phối trí hài hòa. Từ cổng vào nếu nhìn sang bên phải là tượng đài Mẹ Vô Nhiễm, còn bên trái lần lượt là bức phù điêu các thánh tử đạo Việt Nam, tượng đài Thánh Giuse với câu nhắn nhủ nằm phía dưới: “Hãy đến cùng Giuse”, và tượng đài chân phước Anrê hiển tu (Chân phước Anrê Bessette, 1845 - 1937) được đặt gần bậc thềm dẫn lên ngôi đền như người canh giữ. Cũng chính việc nằm lặng lẽ giữa khu dân cư, trong một khuôn viên không rộng, cảm nhận của những ai lần đầu đặt chân đến là vẻ ấm cúng, yên bình, như một khoảng lặng giữa sự sôi động của thành phố.

 

 

Ðền Công Chính Thánh Giuse do cha Giuse Maria Phạm Châu Diên (1914 - 2007) xây năm 1992, trùng tu lại vào năm 2006. Cha Giuse Maria Phạm Châu Diên đã qua đời, an nghỉ bên trong khuôn viên đền Thánh, dưới chân tượng Chúa Thương Xót. Ngày đầu mới hình thành, nơi đây khá vắng vẻ vì vốn là nhà hưu dưỡng của các linh mục gốc Bùi Chu. Nhưng theo thời gian, bà con truyền tai nhau nên số người tìm đến kính viếng thánh Cả ngày một đông. Hiện nay, Ðền Công Chính trở thành nơi thu hút hàng chục ngàn tín hữu mỗi năm, trở thành nét độc đáo riêng biệt trong đời sống đạo của người giáo dân Sài Thành.

Nhà thờ Giáo xứ Phú Trung

 Nhà thờ Giáo xứ Phú Trung

1434 Lạc Long Quân, P.11, quận Tân Bình, TP HCM

Khuôn viên nhà thờ rộng 8000m2. Từ ngoài cổng nhìn vào bên góc trái là đài Đức Mẹ, góc phải có tượng Thánh Giuse và nhà sinh hoạt được xây 3 tầng trên diện tích nền 209m2, tiếp tới là Nhà xứ 1 trệt và 1 lầu với diện tích nền 440m2.

 


Khối nhà của Thánh đường nằm ở vị trí trung tâm, được xây theo kiến trúc hiện đại, diện tích nền 1.747m2, gồm 3 tầng: tầng hầm, tầng trệt và tầng lầu. 
Thánh đường ở tầng lầu, chính diện có cây Thánh giá ở cao nhất, ngay bên dưới là bức tranh kính màu diễn tả sứ mạng truyền giáo của Thánh Phanxicô Xaviê, kết hợp với 6 hình khối đứng, thể hiện tinh thần hiệp nhất của 6 giáo khu trong xứ, cùng với 12 bông lúa vươn cao đầy sức sống, nói lên sự rộng lớn bao la của “cánh đồng truyền giáo Phú Trung.” 
Bên phải Thánh đường có tượng Thánh Phanxicô Xaviê - Bổn mạng Giáo xứ, bên trái có tượng Thánh Phaolô - Bổn mạng Giáo khu 4. Cùng phía này có tháp chuông cao 45m.

 


Khuôn viên chung quanh Thánh đường có 14 chặng đàng Thánh giá và tượng các Thánh bổn mạng của 6 Giáo khu. 
Đặc biệt, phía đầu Thánh đường, tầng trệt, có một nhà chầu Thánh Thể, diện tích nhỏ, ấm cúng, được tu sửa và hoàn tất ngày 2 tháng 5 năm 2017, mở cửa suốt ngày để mọi người đến cầu nguyện. Hiện nay, sau mỗi Thánh lễ sáng, các giáo khu luân phiên đến chầu Thánh Thể, sau đó trong ngày có 3 giờ chầu chung của các nhóm giáo dân lúc 7g, 10g và 15g. Những giờ khác: chầu Chúa trong thinh lặng. 

Nhà thờ Giáo xứ Gò Đền

 Nhà thờ Giáo xứ Gò Đền

Xã Tân hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận

Giáo xứ Gò Ðền được thành lập cùng một lúc với họ Gò Thao vào khoảng 1909 do Cố Kim (R.P.Geoffroy). Vị sáng lập đầu tiên. Giáo dân thời đó kể cả Gò Thao gồm khoảng 170 người. Tại Gò Ðền lúc đó, chỉ có một nhà nguyện bằng vách đất lợp tranh. Nhưng tại Gò Thao thì có một ngôi nhà thờ được xây cất vào năm 1928 và đến năm 1932 đã bị trận bão tàn phá và không được tái thiết.

 

 

Năm 1919, ngôi Thánh đường đầu tiên của họ Gò Ðền được thành lập, nhưng sau khi xây cất ngôi Thánh đường thứ hai thì ngôi Thánh đường đầu tiên được biến thành trường học và đến năm 1958 được tu bổ lại làm nhà ở của các linh mục xứ. Hiện nay bị hư nặng không xử dụng được nữa.

 

 

Ðến năm 1930-1931 Cố Lợi tức R.P.Marcel Piquet, chánh xứ Hộ Diêm đã dùng vật liệu của ngôi Thánh đường củ của Họ Hộ Diêm ra xây ngôi Thánh đường thứ hai cho Họ Gò Ðền, và ngôi Thánh đường này đã biến thành phòng phát thuốc, phòng học lớp Mẫu giáo và hội quán của các đoàn thể trong Họ, từ khi có ngôi Thánh đường mới thứ ba. Tuy là họ lẻ của Hộ Diêm, xứ Gò Ðền từ ngày mới thành lập vẫn có các vị linh mục kế tiếp nhau cai quản hoặc từ Hộ Diêm ra đặc trách hoặc đến sống ngay trong xứ.

 

 

Năm 1960, Ðức Giám Mục Giáo phận mới bổ nhiệm linh mục Paul Nguyễn văn Lạc làm vị linh mục quản xứ đầu tiên và cũng kể từ đó, ngôi Thánh đường thứ ba, tức ngôi Thánh đường hiện tại được khởi công xây cất và hoàn thành vào đời linh mục Hilaire Trần khắc Hỷ (1960-1962). Ngôi Thánh đường này được xây cất theo lối kiến trúc tân thời và khang trang.

 

Nhà thờ Giáo xứ Tích Tín

 Nhà thờ Giáo xứ Tích Tín

Xã Trực Thái, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định

Tích Tín cùng dải đất với Ninh Cường. Khoảng năm 1800, vùng đất này đã có dân từ các vùng lân cận tới khai hoang sinh cơ lập nghiệp và khi giáo dân trở nên đông được sự cho phép và đồng ý của bề trên giáo hữu cùng nhau góp công góp sức xây dựng nhà thờ đầu tiên và Giáo họ Tích Tín được thành lập thuộc Giáo xứ Ninh Cường.

 

 

Đến năm 1952 xét nhu cầu phụng vụ của giáo dân ngày một gia tăng, Đức cha Phạm Ngọc Chi tách các họ Tích Tín, Trung Đường, Tứ Đoạn, Ca Thiên lập Giáo xứ mới lấy tên gọi là Tích Tín và nhận Đức mẹ Truyền tin làm quan thầy.

 

 

Tích Tín là nguyên quán của 2 vị Tôi tớ Chúa Toma Tu, Phêrô Tựu và các vị Tử đạo: Đaminh Phạm Văn Điều, Đaminh Vũ Văn Tứ, Đaminh Ngô Văn Khôi, Đaminh Ngô Văn Nhuệ, Đaminh Nguyễn Văn Ruệ, hồ sơ án tích của các vị đang được hoàn thành.

 

 

Nhà thờ Giáo xứ Tích Tín được xây dựng năm 1914 dìa 30m, rộng 14m, cao 8m và nhà thờ này đã được hạ giải để xây nhà thờ mới.

 

Nhà thờ Giáo họ Xâm Dương

 Nhà thờ Giáo họ Xâm Dương

Thôn Xâm Dương, xã Ninh Sở, huyện Thường Tín, Hà Nội

Giáo họ Xâm Dương được thành lập vào khoảng năm 1795 với một vài gia đình sống xen kẽ giữa lương dân. Lúc đó họ đạo chỉ có một ngôi nhà tranh lợp lá gồi, làm nơi bà con giáo dân sớm tối đọc kinh cầu nguyện. Giáo họ tôn nhận Thánh Phanxicô Xavie làm quan thày.

 

 

Năm 1904, nhà thờ được trùng tu lại bằng vôi cát và lợp ngói với chiều dài 30m, chiều rộng 11m và có một nhà trước sân để hội họp, một nhà phòng bên hông với tổng diện tích 2.200m2.

 

 

Năm 1993 trùng tu tháp lá mặt tiền do cha Văn Đình Khánh hướng dẫn.

Năm 2004, Giáo họ kỷ niệm 100 năm xây dựng nhà thờ. Thánh lễ do Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt chủ sự.

 

 

Năm 2019, dưới sự hướng dẫn của cha quản nhiệm Giuse Vũ Ngọc Ruẫn, Giáo họ hạ giải ngôi nhà thờ cũ và khởi công xây dựng nhà thờ mới.

Giữa năm 2022, ngôi nhà thờ mới được hoàn thành với chiều cao 33m, chiều dài 34m, và chiều rộng 13m, thiết kế theo kiến trúc Gothic phương tây bên ngoài và kiểu á đông cổ truyền bên trong.

 

Nhà thờ Giáo xứ Long Đầm

 Nhà thờ Giáo xứ Long Đầm

Phường Châu Giang, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam

Theo truyền khẩu, các bậc tiền nhân nơi đây được đón nhận Tin Mừng vào năm 1882 và dựng được ngôi nhà nguyện 4 gian bằng gỗ.

 

 

Vào khoảng đầu thế kỷ XX, Giáo họ Long Đầm được thành lập với khoảng 200 nhân danh, trực thuộc giáo xứ Chằm Hạ.

Năm 1946, Giáo họ tiến hành trùng tu lại nhà thờ, song vì còn khó khăn, giáo họ phải xin Giáo họ Chằm Thượng (cùng xứ Chằm Hạ) bộ mái nhà thờ cũ bằng gỗ về làm mái nhà thờ. Ngôi nhà thờ này vẫn được sử dụng cho đến nay.

Ngày 31 tháng 8 năm 1959, Giáo họ được đặt Mình Thánh Chúa và thường xuyên có các giờ chầu Thánh Thể.

 

 

Năm Thánh 2000, Giáo họ lại được Bề trên Giáo phận cho phép Chầu Thánh Thể theo niên lịch Giáo phận vào Chúa Nhật thứ 3 trong tháng Năm.

Năm 2014 vì giáo dân trong Giáo họ tăng lên khoảng 700 nhân danh, nhà thờ trở nên chật hẹp và ngày càng xuống cấp trầm trọng, nên Giáo họ đã lấp ao lấy diện tích mặt bằng và xin phép Giáo phận xây dựng ngôi Thánh đường mới. Ngày 16 tháng 5 năm 2015, Đức Hồng Y đã về chủ sự Thánh lễ đặt viên đá góc cho ngôi nhà thờ mới.

 

 

Sau hơn 7 năm xây dựng, ngôi nhà thờ mới  2 tầng được hoàn thiện với tổng diện  diện tích mặt sàn là 600m2, chiều dài 40m, chiều rộng 15m, mái thượng cao 18m, mái hạ cao 10m, tháp chuông cao 40m.

Ngày 18 tháng 11 năm 2021, Giáo phận đã công bố văn thư quyết định nâng Giáo họ lên hàng Giáo xứ với 4 giáo họ trực thuộc là Du My (518 nhân danh), Đọ (561 nhân danh), Trì Xá (90 nhân danh) và Nguộn (84 nhân danh). Tổng nhân danh toàn xứ là 1.971 và cùng nằm trên một trục đường giao thông thuộc phường Châu Giang, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.

 

Nhà thờ Giáo xứ Mỹ Hạ

 Nhà thờ Giáo xứ Mỹ Hạ

Thôn Mỹ Hạ, xã Hữu Văn, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, Mỹ Hạ từ một vùng đất hoang sơ được khai sinh vào khoảng năm 1890, được các Linh mục Thừa sai Pari (Nước Pháp) rao giảng Lời Chúa đến từ các xứ Sơn Miêng – Thượng Lâm – Lưu xá … Và từ đó hạt giống đức tin được nảy mầm.

 

 

Năm 1905 Mỹ Hạ được thành lập với khoảng 45 nhân danh và lấy tên là Giáo họ Mỹ Hạ – thuộc Giáo xứ Lưu Xá đồng thời nhận quan thầy chở che là Thánh Anrê Tông đồ. Bà con giáo dân trong Giáo họ chủ yếu mưu sinh bằng nghề chài lưới trên con sông Bùi.

Năm 1909 giáo họ xây dựng ngôi nhà tranh tre vách đất để cầu nguyện sớm hôm.

Năm 1919 cha Phêrô Mai (Lãng) về xứ Lưu Xá. Cha cũng hằng chăm sóc hạt giống Đức tin nơi cộng đoàn Giáo họ.

 

 

Năm 1937 ngôi nhà thờ được xây dựng bằng đá ong, khung gỗ lợp ngói, trải qua bao biến cố, chiến tranh, loạn lạc đến năm 1985, giáo họ mới có điều kiện tiếp tục sửa lại ngôi nhà thờ và từ đó nhờ ơn Mẹ Giáo hội nhà thờ được đặt Mình Thánh Chúa sớm tối cho bà con đọc kinh cầu nguyện.

Năm 1991 số giáo dân ngày càng gia tăng nhà thờ nhỏ và cũng đã xuống cấp, Giáo họ lại xây dựng ngôi nhà thờ bằng cột dầm bê tông, theo nền móng cũ.

Từ năm 2001, số giáo dân đông, nhu cầu sinh hoạt tôn giáo cần thiết được nâng lên, nhà thờ thì lại nhỏ. Nên giáo họ đã thảo luận đóng góp lấy ý kiến, quyết định chuyển hướng (xoay) nhà thờ, mở rộng đất và xây dựng mới, và công trình đã được khởi công. Vì điều kiện giáo dân còn khó khăn về kinh tế nên giáo họ chỉ xây được gian Cung Thánh để các Linh mục dâng Thánh lễ hàng tuần.

Đến tháng 10 năm 2012, nhờ ơn Chúa, hiệp lòng với cộng đoàn giáo họ, ngôi nhà thờ được xây dựng tiếp phần còn lại lòng Nhà thờ và tháp chuông với diện tích 625m2 theo kiến trúc Gothic

 

 

Ngày 30/11/2012 mừng ngày lễ Thánh Anrê Tông Đồ – quan thầy Giáo họ, Đức Cha Phụ tá Lau-ren-sô Chu Văn Minh về dâng Thánh Lễ đồng tế đặt viên đá Góc cho Nhà thờ Mỹ Hạ.

Ngày 11/04/2013 đổ được dầm nóc nhà thờ.

Ngày 7/5/2013, Thánh giá được dựng lên hai ngọn tháp trong niềm phấn khởi mừng vui của bà con Giáo dân.

Ngày14/6/2013 làm phép bộ chuông và treo chuông.

 

 

Với sự hiệp nhất, cùng với những tấm lòng quảng đại của bà con trong Giáo họ, ngôi Thánh đường khang trang dần được thành hình theo dòng thời gian.

Năm 2015 nhà thờ đã được tiếp tục mở rộng diện tích mặt bằng. Năm 1905 mới chỉ là 510m2, đến nay tổng số diện tích trong khuôn viên nhà thờ là 3.950m2, sau khi hoàn thiện ngôi Thánh Đường đời sống đức tin được đẩy mạnh, mọi người đã chung lòng chung sức, tiếp tục chuyển mặt bằng và xây dựng ngôi nhà mục vụ 2 tầng để phục vụ cộng đoàn giáo họ. Hiện nay số giáo dân trong Giáo họ là 1050 nhân danh, các hội đoàn là 12 hội, ngoài lễ Chúa nhật, các ngày thường được tăng lên.

 

 

Ngày 31/05/2015 bế mạc tháng hoa kính Đức Mẹ, cha quản hạt Phaolô Nguyễn Văn Đoàn về chủ sự Thánh Lễ Tạ ơn sau 4 năm xây dựng Nhà thờ và nhà Mục vụ, đồng thời làm phép Tượng đài Trái Chúa Chúa Giêsu Vua.

Nhà thờ Giáo xứ Phong Lộc

 Nhà thờ Giáo xứ Phong Lộc

Xã Nam Phong, TP Nam Định, tỉnh Nam Ðịnh

Theo kỷ yếu của Giáo phận Bùi Chu (1533-1999) thì từ hàng trăm năm trước đây dân cư từ các vùng lân cận thường trú tạm tại đây để tiện cho việc đưa hàng vào thành phố Nam Định để buôn bán. Từ năm 1865, một số giáo hữu mới chính thức định cư và lập nghiệp tại đây. Được sự giúp đỡ của bề trên giáo phận, bà con giáo dân cùng nhau xây dựng nhà thờ và cũng từ đây Giáo họ Phong Lộc được thành lập trực thuộc xứ Báo Đáp. Giáo họ đã nhận Đức Mẹ Mân Côi làm quan thầy bảo trợ cho Giáo họ.

 

 

Đến năm 1943, Đức Cha giáo phận xét thấy nhu cầu mục vụ cho số giáo hữu ngày một thêm đông đúc tại Phong Lộc và Lương Xá, khi đó còn là hai họ lẻ. Đức cha đã tách 2 giáo họ này và ban sắc nâng giáo họ Phong Lộc lên hàng giáo xứ. Năm 2010, dịp cung hiến Thánh đường Giáo xứ (16/10/2010), Đức Cha Giuse Hoàng Văn Tiệm đồng ý cho Giáo xứ Phong Lộc nhận Mẹ Mân côi là Quan thầy và Thánh Martino là Quan thầy Giáo họ Nhà xứ.

 

 

Nhà thờ xây dựng vào năm 1907 nhưng do chiến tranh tàn phá ngôi nhà thờ đã bị xuống cấp trầm trọng. Năm 1998 bà con giáo dân đã cùng nhau tái thiết nhà thờ. Ngôi nhà thờ hiện nay có chiều dài 19m, rộng 10m, cao 9m, tháp cao 17m.

Nhà thờ Giáo xứ Tân Thái Sơn

 Nhà thờ Giáo xứ Tân Thái Sơn

Số 1 Hoàng Văn Hoè, phường Tân Quý, quận Tân Phú, TP.HCM

Được biết tháng 12.1954, những người di cư gốc Thái Bình, chủ yếu là giáo dân Lương Điền vào đến Sài Gòn và linh mục Đaminh Trần Khắc Thiệu đã thành lập trại định cư Tân Sơn Nhì. Năm 1957, giáo quyền giáo phận Sài Gòn đã nâng trại định cư lên giáo xứ với tên gọi Tân Thái Sơn và nhận Thánh Gia Thất làm bổn mạng . Trải qua 6 đời cha xứ, Tân Thái Sơn đã phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những giáo xứ đông giáo dân và sinh hoạt mục vụ năng động tại TGP TPHCM.

 


Tháng 12 năm 2005, Đặt Viên Đá và khởi công xây dựng Nhà Thờ mới trên khuân viên nền móng nhà thờ cũ. Đại Tu khu hoa viên (nhà xứ cũ) thành nhà thờ tạm trong thời gian xây dựng Nhà thờ mới.
Ngôi Thánh đường khang trang, mang nét Á đông hiện nay được khánh thành và cung hiến vào ngày 22.12.2007.

Đài kính Thánh Cả Giuse

 Đài kính Thánh Cả Giuse

7B Quang Trung, Phường 11, Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh

Đài kính Thánh cả Giuse họ đạo Hạnh Thông Tây được khánh thành vào đúng ngày lễ thánh Giuse Thợ ngày mùng 1 tháng 5 năm 2007. Cũng đúng ngày quốc tế Lao Động, như đề cao những giá trị lao động chân chính của con người, góp phần xây dựng cuộc sống trần thế phục vụ phẩm giá con người và tô điểm vũ trụ vạn vật, thực hiện vai trò làm chủ vũ trụ thiên nhiên mà Thiên Chúa đã trao phó.

 

 

Đài kính Thánh Cả Giuse họ đạo Hạnh Thông Tây được xây dựng hoàn toàn theo kiến trúc của nhà thờ Hạnh Thông Tây: từ phiến đá, màu sắc… cho đến các cột giả đá cẩm thạch… Điều này không chỉ tạo nên quang cảnh đẹp mắt, được phối trí nhịp nhàng đồng bộ theo một lối kiến trúc tổng thể… mà quan trọng hơn, nói lên tính lịch sử, chiều kích kế thừa của Họ đạo. Lối kiến trúc của đài Thánh Cả Giuse vừa là sự biết ơn và trân trọng tiếp nhận gia sản của tiền nhân để lại, vừa là cách "tiếp bước cha anh" để gìn giữ và phát triển Họ đạo trên đường sống đạo hôm nay.

Đài kính thánh cả Giuse của họ đạo Hạnh Thông Tây được xây dựng trên diện tích hình vuông (8m x 8m). Bên dưới là nhà sách, ảnh tượng, bên trên là tượng đài Thánh Cả. Nếu quan niệm của người Á Đông "trời tròn đất vuông", thì chính cuộc đời thánh cả Giuse dạy chúng ta cách sống "từ trong thế gian nhưng không thuộc về thế gian". Ở trong và thực hành các việc bổn phận của trần thế, nhưng luôn vượt lên trên và không ngừng hướng về trời cao.

 

 

Đài có tượng Thánh Giuse và Chúa Giêsu ở trong một mái vòm vừa đủ. Diễn tả một mái nhà dù có chật chội, cuộc sống gia đình còn nhiều khó khăn, nhưng luôn luôn là mái ấm của yêu thương và cùng nắm tay nhau để chung xây và tươi vui dấn thân phục vụ.

Đài kính Thánh Cả Giuse, bổn mạng của họ đạo Hạnh Thông Tây hiện tại có tượng Thánh Giuse cầm tay dắt Chúa Giêsu, khác với tượng Thánh Cả bồng Chúa Giêsu trước đây được đặt ở đầu nhà thờ. Điều đó có ý nghĩa, mỗi giai đoạn của Họ đạo, Thánh Giuse thể hiện sứ mạng bổn mạng của Ngài một cánh khác nhau: trong các giai đoạn trước đây của họ đạo, Thánh Giuse bồng bế Chúa Giêsu tựa như Ngài ẵm bồng, nâng niu, che chở, giữ gìn, bảo vệ Họ đạo và mỗi Kitô hữu Hạnh Thông Tây vượt qua những gian truân khốn khó để giữ vững niềm tin sắc son. Đến giai đoạn hôm nay của họ đạo, Ngài nắm tay dìu bước mỗi chúng ta ra đi để thực thi sứ mạng làm chứng nhân Tin Mừng: yêu thương và phục vụ, theo lời mời gọi"Sống Đạo Hôm Nay" của họ trong lòng Giáo hội.

Nhà thờ Giáo xứ Kim Trung

 Nhà thờ Giáo xứ Kim Trung

Xã Kim Trung, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình

 

Giáo xứ Kim Trung được thành lập năm 2006 với bốn giáo họ: Kim Đông, Kim Hải, Kim Tạo, Kim Trung. Kể từ khi được thành lập, giáo xứ đã khẩn trương xúc tiến việc xây dựng nhà thờ giáo xứ. Và trong thời gian hơn 4 năm xây dựng, giáo xứ không ngừng nỗ lực hi sinh với ước mơ sớm có ngôi nhà thờ khang trang để làm nơi thờ phượng Chúa cho xứng đáng.

 

 

Khi chiêm ngưỡng ngôi Thánh đường, nhiều người không khỏi thán phục và ngạc nhiên: ngôi Thánh đường này mang nhiều dáng dấp của lối kiến trúc Rôma! Ngọn tháp vút cao giữa vùng đất mênh mông của vùng bãi bồi như tỏa ra một từ trường đang thu hút dòng người từ các hướng tấp nập đổ dồn về khuôn viên nhà thờ giáo xứ như chứng từ của một sức sống đức tin mãnh liệt đang bừng lên nơi đây.

Nhà thờ Giáo xứ Đông Quang

 Nhà thờ Giáo xứ Đông Quang

35 KP5 Đông Hưng Thuận 02, phường Đông Hưng Thuận, quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Giáo xứ Đông Quang được thành lập từ đầu thập niên 1960. Nhà thờ giáo xứ hiện tọa lạc tại quận 12, TP HCM. Thánh lễ đặt viên đá đầu tiên được cử hành vào năm 2011 và tiến hành xây cất năm 2015. 

 


Sau 3 năm xây dựng, công trình nhà thờ xứ Đông Quang, hạt Hóc Môn, TGP TPHCM đã hoàn thành. Thánh lễ tạ ơn dịp khánh thành và cung hiến Thánh đường giáo xứ đã diễn ra sáng ngày 10.11.2018 do Đức cha Giám quản Tông tòa TGP chủ tế.

 


Nhà thờ dài 65m, rộng 28m, tổng diện tích sử dụng 5.000m2. Ngôi Thánh đường mới sẽ là nơi phục vụ sinh hoạt cho hơn 4.000 tín hữu Đông Quang và hàng ngàn di dân trong khu vực xung quanh.

Toạ độ du lịch Cần Đước (Long An) có gì đáng trải nghiệm?

 

Toạ độ du lịch Cần Đước (Long An) có gì đáng trải nghiệm?

Cần Đước là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Long An. Cùng khám phá 5 địa điểm du lịch Cần Đước hấp dẫn, đẹp, nổi tiếng.

Cần Đước là một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn được du khách tới từ Sài thành hay các vùng lân cận rất ưa thích. Với nhiều cảnh thiên nhiên hoang sơ cùng nét văn hóa địa phương đặc sắc, Cần Đước là lựa chọn lý tưởng cho nhiều gia đình khi chọn du lịch tới Long An. Còn chần chờ gì nữa mà không cùng Bách hóa XANH khám phá xem tọa độ du lịch Cần Đước (Long An) có gì đáng trải nghiệm nhé!

1 Tổng quan về Cần Đước

Tổng quan về Cần ĐướcTổng quan về Cần Đước

Cần Đước là một huyện nằm ở phía Nam của tỉnh Long An. Đây được coi là huyện phát triển với nền kinh tế-xã hội vững mạnh, diện tích tự nhiên rộng khoảng 218km2 và dân số trên 188.000 người. Tài nguyên thiên nhiên ở đây cực kỳ phong phú kết hợp với vị trí địa lý thuận lợi giúp việc giao lưu hàng hóa và áp dụng công nghệ mới trở nên dễ dàng hơn. Với vai trò và sứ mệnh trở thành trọng điểm kinh tế của tỉnh Long An, Cần Đước thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư và chuyên gia kinh tế trong lẫn ngoài nước mạnh mẽ, góp phần vào sự phát triển toàn diện của tỉnh Long An nói riêng và cả nước nói chung.

Bên cạnh đó, Cần Đước còn được biết đến là một điểm đến du lịch lý tưởng. Du khách có thể tham quan nhiều điểm đến nổi tiếng tại Long An như Chùa Thiên Mụ, Ngôi nhà 100 cột, chợ Cần Đước,... Với nhiều địa điểm tham quan thú vị cùng những nét văn hóa đặc trưng độc đáo, Cần Đước trở thành điểm đến lý tưởng khi người dân từ mọi miền khi tới khám phá và du lịch Long An.

2 5 địa điểm du lịch Cần Đước đẹp, nhất định phải ghé

Chợ Cần Đước

Chợ Cần ĐướcChợ Cần Đước

Đánh giá chất lượng: 4.4/5 (Đánh giá bởi Google)

Địa chỉ:  Khu phố 1A, Cần Đước, Long An

Giá thành: Đang cập nhật

Giờ mở cửa: 2h45 - 22h00 (Thường đông khách lúc 8h00)

Số điện thoại: Không có

Website: Đang cập nhật

Facebook:
 Đang cập nhật

Ưu điểm: Bán đa dạng các mặt hàng

Nhược điểm: Đông khách vào giờ cao điểm

Chợ Cần Đước là một địa điểm tham quan thú vị được xây dựng vào năm 1990 để thay thế cho chợ cũ. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là khu chợ này không chỉ là nơi mua bán hàng hóa mà còn là sản phẩm của một công trình đắp đập ngăn mặn đầy ấn tượng. Được hình thành thông qua việc san lấp một khu vực rộng hơn hàng chục héc-ta đất, công trình này đã tiêu tốn rất nhiều công sức lao động của người dân Cần Đước trong những năm 1990, mất đến tận 2 năm để hoàn thành và biến khu vực này thành khu chợ tập trung như hiện tại.

Tới Chợ Cần Đước và tham quan, bạn mới thật sự cảm nhận được không khí sôi động của người dân miệt vườn. Bên cạnh đó, bạn còn có cơ hội tìm hiểu về công trình đắp đập và cuộc sống của người dân nơi đây. Ngoài ra, khách du lịch khi tới đây còn có thể thỏa thích thưởng thức các món hải sản tươi ngon độc đáo, nổi tiếng trong khu vực.

Chùa Thiên Mụ

Chùa Thiên MụChùa Thiên Mụ

Đánh giá chất lượng: 4.7/5 (Đánh giá bởi Google)

Địa chỉ: Tân Trạch, Cần Đước, Long An

Giá thành: Đang cập nhật

Giờ mở cửa: Đang cập nhật

Số điện thoại: Không có

Website: Đang cập nhật

Facebook: Đang cập nhật

Ưu điểm: Không gian chùa rộng rãi, yên tĩnh

Nhược điểm: Chật kín khách vào những ngày lễ, rằm

Chùa Thiên Mụ tọa lạc tại xã Tân Trạch, huyện Cần Đước thường bị nhầm lẫn với ngôi chùa nổi tiếng cùng tên tại Huế. Ngôi chùa này đã tồn tại hơn mấy ngàn năm, chứng kiến một phần trong cuộc đấu tranh của vua Nguyễn Ánh trong thời kỳ bị quân Tây Sơn truy sát. Lúc bấy giờ, vua Nguyễn Ánh đã tặng chùa Thiên Mụ rất nhiều báu vật quý giá như trang thờ, cái mỏ và chiếc trống chầu. Những hiện vật này hiện vẫn được lưu giữ rất cẩn thận tại chùa, mặc dù chưa được công nhận và bảo quản như một di sản.

Ngôi nhà 100 cột

Ngôi nhà 100 cộtNgôi nhà 100 cột

Đánh giá chất lượng: 4.2/5 (Đánh giá bởi Google)

Địa chỉ: Long Hựu Đông, Cần Đước, Long An

Giá thành: Đang cập nhật

Giờ mở cửa:
 7h00 - 17h00 (Thường đông khách lúc 13h00)

Số điện thoại: Không có

Website: Đang cập nhật

Facebook:Đang cập nhật

Ưu điểm: Kiến trúc, nội thất bên trong rất đẹp và sang trọng

Nhược điểm: Không có

Nhà 100 cột là một công trình kiến trúc điêu khắc độc đáo, mang dấu ấn của phong cách nhà Rường của xứ Huế, tuy nhiên nó lại nằm bên trong vùng quê Nam Bộ. Tọa lạc tại xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An, công trình này đã tồn tại hơn 100 năm với tổng cộng 68 cột chính và thêm 52 cột vuông nhỏ tạo nên một tác phẩm vô cùng ấn tượng về kiến trúc và nghệ thuật.

Năm 1997, Bộ Văn hóa đã công nhận Nhà 100 cột là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia. Được xem như biểu tượng của tầng lớp thượng lưu trong xã hội Cần Đước hơn 100 năm trước, Nhà 100 cột là cả một minh chứng lớn cho sự thịnh vượng và phát triển của khu vực này lúc bấy giờ.

Pháo đài Rạch Cát

Pháo đài Rạch CátPháo đài Rạch Cát

Đánh giá chất lượng: 3.7/5 (Đánh giá bởi Google)

Địa chỉ: Long Hựu Đông, Cần Đước, Long An

Giá thành: Đang cập nhật

Giờ mở cửa: Mở cửa cả ngày

Số điện thoại: Không có

Website: Đang cập nhật

Facebook: Đang cập nhật

Ưu điểm: Thiết kế cổ xưa độc đáo với ý nghĩa lịch sử cao

Nhược điểm: Phải liên hệ trước mới được vào trong tham quan

Pháo đài Rạch Cát được đánh giá là công trình quân sự đặc sắc và lớn nhất tại Việt Nam. Được xây dựng trong giai đoạn từ 1904 đến 1910, pháo đài này mang dấu ấn của thời kỳ thực dân Pháp. Pháo đài Rạch Cát trở thành biểu tượng của những sự kiện lịch sử quan trọng tại Cần Đước, đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống lại thực dân Pháp và thế lực Đế quốc Mỹ. Đây cũng được coi là biểu tượng rõ nét về sự bất bại của quân dân Long An và dân tộc Việt Nam trước những thử thách tưởng chừng như khó khăn và cùng cực nhất.

Công viên cây xanh và điêu khắc Babilon

Công viên cây xanh và điêu khắc BabilonCông viên cây xanh và điêu khắc Babilon

Đánh giá chất lượng: 4.7/5 (Đánh giá bởi Google)

Địa chỉ:  Cần Đước, Long An

Giá thành: Đang cập nhật

Giờ mở cửa: Mở cửa cả ngày (Thường đông khách lúc 19h00)

Số điện thoại: Không có

Website: Đang cập nhật

Facebook: Đang cập nhật

Ưu điểm: Cảnh đẹp, thoáng mát

Nhược điểm: Diện tích công viên khá nhỏ

Công viên cây xanh và điêu khắc Babilon nằm tại Cần Đước, Long An là một không gian thư giãn và thú vị. Nằm trong khu vực quê bình dị của xã Long Hựu Đông, nơi này nổi bật hơn cả với vườn cây xanh mát cùng bộ sưu tập tượng điêu khắc Babilon độc đáo, tạo nên một không gian nghệ thuật ấn tượng. Những tác phẩm điêu khắc này mang đậm nét văn hóa đặc trưng của nền Babilon cổ đại, giúp du khách có thể thư giãn, khám phá và thưởng thức sự hòa quyện hoàn hảo giữa nghệ thuật và thiên nhiên.