Chủ Nhật, 4 tháng 2, 2024

Manh mối về sự liên hệ giữa Vua Solomon và Nữ hoàng Sheba

 

Manh mối về sự liên hệ giữa Vua Solomon và Nữ hoàng Sheba

Trong quá trình giải mã ký tự trên cổ một chiếc vò lớn có từ thời vua Solomon, các nhà khảo cổ học tìm thấy mối liên hệ giữa vị vua được nhắc đến trong Cựu Ước và nữ hoàng Sheba huyền thoại.

Tác phẩm mô tả chuyến thăm của Nữ hoàng Sheba đến cung điện Vua Solomon

Cái vò ban đầu được tìm thấy cùng với phần còn lại của 6 chiếc vò cỡ lớn khác trong quá trình khai quật diễn ra năm 2012 ở vùng Ophel, phía nam Núi Đền. Trưởng nhóm dự án khi ấy là Tiến sĩ Eilat Mazar thuộc Viện Khảo cổ của Đại học Do Thái ở Jerusalem. Tiến sĩ Daniel Vainstub của Đại học Do Thái ở Jerusalem (HU) và nhóm của ông đã giải mã thành công ký tự Ả Rập cổ trên chiếc vò. Đây là dạng ký tự từng được sử dụng vào thời điểm miền nam của bán đảo Ả Rập (khu vực hiện là Yemen) vẫn còn dưới sự cai trị của vương quốc Sheba.


Phát hiện bất ngờ

Vào thời điểm nhóm của tiến sĩ Mazar tìm được cái vò, chỉ còn 7 ký tự còn có thể thấy rõ trên phần cổ của nó. Những ký tự đó được viết bằng chữ của nền văn minh Canaan. Dựa trên nền tảng chữ viết của nền văn minh này, người Do Thái cổ mới phát triển chữ viết của riêng mình trong giai đoạn Đền thờ Solomon, hay còn gọi là Đền thờ Thứ nhất. Trong một thập niên qua, hơn 10 nhà nghiên cứu đã đưa ra những lời giải mã khác nhau về nội dung của các ký tự trên. Tuy nhiên, chẳng ai nhất trí với quan điểm của người khác.

Trong cuộc nghiên cứu mới, tiến sĩ Vainstub cho rằng ký tự thuộc về vùng Nam Ả Rập cổ đại. Điều này có nghĩa là những ký tự thuộc về bản chữ viết được sử dụng ở phần tây nam của bán đảo Ả Rập (nơi hiện nay là Yemen). Đây là phát hiện thú vị vì vào thời điểm đó, phần tây nam của bán đảo Ả Rập là nơi tọa lạc của vương triều Sheba, cũng là vương quốc có vai trò thống trị thời đó.

Nhà cai trị vương quốc Sheba chính là nữ hoàng Sheba cũng từng được đề cập trong Cựu Ước. Nữ hoàng Sheba đã được ghi nhận rằng bà đến thăm vua Solomon và mang theo vàng bạc, đá quý, lạc đà chở theo các loại gia vị, để tìm hiểu liệu vị vua có khôn ngoan như lời đồn hay không. Theo ghi chép, nữ hoàng Sheba vô cùng bất ngờ và được thuyết phục bởi sự thông thái và quyền uy của vua Solomon, cũng như ấn tượng trước Đền thờ mà ông vừa hoàn thành. Vị nữ hoàng quay về nhà sau khi tán dương vua Solomon lẫn Israel.


Manh mối quan trọng

Trước đây có những giả thuyết khác nhau về vị trí khi xưa của vương quốc Sheba, chẳng hạn có nhà khoa học cho rằng nơi này phải nằm ở Nam Ả Rập, còn người khác nói là vùng Sừng Châu Phi. Tuy nhiên, các sử gia hiện đại kết nối Sheba với vương quốc Saba ở Nam Ả Rập, nơi hiện giờ là Yemen và Ethiopia.

Theo nghiên cứu mới, ký tự trên vò là “[ ]shy l’dn 5”, nghĩa là 5 šǝḥēlet”, tức một trong số 4 nguyên liệu được đề cập trong Cựu Ước (Sách Xuất hành 30:34) cần thiết để điều chế hương liệu. šǝḥēlet” là loại nguyên liệu chủ chốt của loại hương dùng để thắp ở Đền thờ Thứ nhất và Thứ hai. Nó còn có tên gọi “tziporen” trong văn chương của các giáo sĩ Do Thái giáo.

Việc giải mã dòng chữ trên cái vò cổ còn phản ánh quan hệ địa chính trị của khu vực vào thời đó

Dựa trên manh mối mới, nhóm của tiến sĩ Vainstub cho rằng đây là minh chứng thể hiện sự liên hệ rõ ràng giữa Jerusalem trong thế kỷ thứ 10 (giai đoạn tồn tại của vương triều Solomon) và vương quốc Sheba. Cái vò có niên đại vào thời Jerusalem của vua Solomon, và dòng chữ được khắc trước khi được đưa vào lò nung của một người nói tiếng Saba (ngôn ngữ của miền nam Ả Rập) và có liên quan đến nguồn cung cấp nguyên liệu dùng cho việc điều chế hương liệu.

Trong thông cáo, tiến sĩ Vainstub cho biết việc giải mã dòng chữ trên cái vò cổ không những hé lộ sự hiện diện của một người nói tiếng Saba ở Israel vào thời của vua Solomon, mà còn phản ánh quan hệ địa chính trị của khu vực này vào thời đó. Một điểm cần lưu ý là chiếc vò được khai quật ở Ophel, vùng đảm nhận vai trò trung tâm hành chính trong giai đoạn vua Solomon trị vì. Khu Ophel là một địa điểm thuộc Công viên Khảo cổ dưới chân bức tường phía nam và nằm trong phạm vi Công viên Quốc gia Tường Jerusalem. “Chúng ta đã tìm thêm một minh chứng phản ánh quan hệ giao thương và văn hóa sâu rộng vốn tồn tại giữa vua Solomon và vương quốc Sheba”, theo tiến sĩ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét